Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Những câu hỏi thường gặp về bệnh chàm

Nguyên nhân của bệnh chàm là gì?

Nguyên nhân của bệnh có nhiều và thay đổi, tùy thuộc vào thể bệnh của bệnh nhân. Chàm thể tạng được cho là một tình trạng có liên quan đến di truyền. Người bệnh chàm thể tạng nhạy cảm với các dị ứng nguyên trong môi trường, trong khi các chất này lại vô hại đối với người khác.

>> Sẹo chàm và bí quyết xóa bay sẹo chàm

Những câu hỏi thường gặp về bệnh chàm - http://tricham.blogspot.com

Người bệnh có phản ứng miễn dịch quá mức làm cho da viêm, kích ứng và rát. Những bệnh cơ địa có liên quan đến chàm thể tạng gồm có hen và sốt cỏ khô.

Các thể chàm khác gây ra bởi chất kích ứng như hóa chất hay chất tẩy rửa, chất gây dị ứng như nickel và nhiễm nấm. Ở những người lớn tuổi, chàm có thể do các vấn đề về tuần hoàn máu. Nguyên nhân gây ra một số thể bệnh chàm vẫn chưa được giải thích, người ta chỉ mới phát hiện ra mối liên hệ giữa bệnh với các yếu tố môi trường và stress.

Chàm có những thể bệnh nào?

Chàm thể tạng

Chàm thể tạng là thể thường gặp nhất và có liên hệ chặt chẽ với hen và sốt cỏ khô. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, thường có tính chất gia đình. Triệu chứng thường gặp nhất là ngứa, có thể không chịu nổi. Các triệu chứng khác gồm có khô da toàn thân, đỏ và viêm. Gãi liên tục có thể làm cho da trầy sước gây nhiễm trùng.

Chàm bội nhiễm có triệu chứng nứt da và rỉ dịch. Điều trị bao gồm thuốc làm mềm da để duy trì độ ẩm và steroids để giảm viêm.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng khi da tiếp xúc với một chất nào đó. Ví dụ, phản ứng dị ứng có thể xảy ra với nickel, đây là một kim loại thường gặp ở bông tai, khóa thắt lưng và nút quần jeans. Các phản ứng cũng có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với một số chất khác như nước hoa và cao su. Để phòng ngừa những phản ứng lặp lại, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với bất kỳ thứ gì mà bạn biết sẽ gây ra một vết dị ứng.

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Thể bệnh này gây ra do tiếp xúc thường xuyên với các chất trong cuộc sống hàng ngày như chất tẩy rửa và hóa chất mà gây kích ứng cho da. Bệnh thường xảy ra ở bàn tay, có thể ngăn ngừa bằng cách tránh các chất gây kích ứng và giữ ẩm cho da.

Chàm tiết bã trẻ em

Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân chính xác chưa rõ. Bệnh thường bắt đầu ở da đầu hay vùng tã lót và nhanh chóng lan rộng. Mặc dù bệnh trông có vẻ khó coi nhưng không gây đau hay ngứa và không làm cho trẻ khó chịu. Bình thường bệnh sẽ hết trong một vài tháng, nếu dùng một số loại kem và dầu tắm giữ ẩm bệnh sẽ cải thiện nhanh hơn.

Chàm tiết bã người lớn

Gặp ở tuổi 20 đến 40. Bệnh thường có ở da đầu dưới dạng gầu nhẹ, nhưng có thể lan đến mặt, tai và ngực. Da trở nên đỏ, viêm và bắt đầu bong vẩy. Bệnh được cho là do nấm gây ra. Nếu có viêm nhiễm, cần điều trị với một loại kem chống nấm.

Chàm ứ đọng

Bệnh ảnh hưởng chi dưới ở người trung niên hay lớn tuổi, do tuần hoàn tĩnh mạch kém. Vùng da quanh mắt cá thường bị, có những đốm nhỏ, ngứa, viêm. Điều trị với thuốc làm mềm da và kem steroids. Nếu không điều trị, da có thể nứt ra dẫn đến loét.

Chàm dạng đĩa

Thường gặp ở người lớn và xuất hiện đột ngột dưới dạng một vài sang thương da đỏ hình đồng xu, ở thân mình hay cẳng chân. Da trở nên ngứa và rỉ dịch. Bệnh thường điều trị với thuốc làm mềm da (và kem steroids nếu cần).

Có chữa khỏi bệnh chàm được không?

Hiện tại, chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn bệnh chàm mặc dù các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu và có những phát hiện mới về bệnh. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm bớt khó chịu do bệnh đem lại. Phổ điều trị rộng rãi dễ tìm, hoặc thuốc không kê toa ở nhà thuốc hoặc thuốc cần có toa của bác sĩ. Nhiều loại thuốc điều trị hỗ trợ sẵn có, đem lại kết quả cho một số người. Ngoài ra, cần giảm thiểu dị ứng nguyên môi trường thường gặp trong nhà.

Một trẻ bệnh chàm, lớn lên có hết bệnh?

Không có đảm bảo rằng một đứa trẻ mắc bệnh khi lớn lên sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy 60-70% bệnh nhi hầu như hết bệnh khi chúng lên đến khoảng 15 tuổi.

Điều trị bệnh chàm như thế nào?

Có một số phương pháp điều trị bệnh chàm, tất cả đều phải bắt đầu với việc chăm sóc da hằng ngày hiệu quả.

Chất làm mềm da

Chất làm mềm da cần thiết để giảm mất nước qua da, ngăn ngừa sự khô da thường liên quan đến chàm. Có một lớp bảo vệ, da bớt khô, bớt ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn. Chất làm mềm da an toàn khi sử dụng thường xuyên và có nhiều dạng: dạng mỡ cho da rất khô, dạng kem và dung dịch cho chàm thể nhẹ đến trung bình hay chàm tiết dịch.

Một số loại được bôi trực tiếp vào da, trong khi số khác dùng dạng thay thế cho xà phòng hoặc thêm vào nước tắm. Chất làm mềm da có sẵn trên thị trường rất nhiều và có thể thử một vài loại trước khi tìm ra loại phù hợp nhất cho mình. Trước tiên nên thử một lượng nhỏ trên da bởi vì có một số người nhạy cảm với các chất chứa trong chất làm mềm da.

Steroids bôi

Khi bệnh có thể kiểm soát được thì chỉ cần chất làm mềm da. Tuy nhiên, ở những đợt bùng phát, khi da trở nên viêm thì cần sử dụng một loại kem steroids. Thuốc steroids bôi có 4 mức độ: nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh. Độ mạnh của steroids điều trị tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân, độ nặng của bệnh, diện tích vùng cơ thể cần bôi. Bôi steroids một lớp mỏng lên vùng da bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh sẽ được đánh giá đều đặn. Chỉ nên sử dụng thuốc steroids mà bác sĩ kê toa cho chính mình, không nên mượn một thuốc bôi không phù hợp của người khác. Nhiều người băn khoăn về việc sử dụng steroids và tác dụng phụ của chúng. Nếu steroids dùng hợp lý và theo chỉ dẫn của bác sĩ thì khả năng gây tác dụng phụ là rất hiếm. Các tác dụng phụ được báo cáo phần lớn là do sử dụng loại rất mạnh trong thời gian dài.

Steroids uống

Steroids uống đôi khi được sử dụng trong những trường hợp rất nặng và dưới hướng dẫn của một bác sĩ chuyên khoa da liễu, khi mà steroids bôi tỏ ra kém hiệu quả. Bác sĩ nên theo dõi kỹ các tác dụng phụ khi điều trị.

Thuốc điều hòa miễn dịch bôi

Đây là những thuốc mới đã có để điều trị bệnh chàm thể tạng.

Các điều trị khác

Kháng Histamine giảm ngứa, viêm. Băng ướt để làm dịu da khô ngứa. Đối với chàm rất nặng, có thể xem xét sử dụng ánh sáng cực tím và các thuốc mạnh hơn.

Cần phải làm gì để giảm bệnh?

Cùng với các phương pháp điều trị trên, có một số cách khác giúp giảm độ nặng của bệnh. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng một phương pháp có hiệu quả với bệnh nhân này nhưng không phải cũng tốt với bệnh nhân khác.

Giảm ngứa

Đối với trẻ em, ngứa do chàm đặc biệt khó chịu. Có nhiều phương pháp giảm ngứa và hạn chế tổn thương da do gãi. Quần áo và nệm giường bằng vải cotton sẽ giữ cho da mát và thông thoáng, trong khi sợi tổng hợp và len có thể gây kích ứng. Móng tay chân của trẻ nên được cắt ngắn. Các hoạt động ban ngày là cách tốt nhất giảm số lần gãi. Vào ban đêm, nên đeo cho trẻ các găng tay bằng cotton để giảm tổn thương da do gãi trong lúc ngủ.

Giảm ảnh hưởng của mạt bụi nhà

Những người bệnh chàm thể tạng có thể bị ảnh hưởng bởi các dị nguyên của con mạt bụi nhà. Con mạt phát triển ở môi trường ấm và ẩm, thích sống trên giường, nệm, màn cửa, tấm thảm. Người ta tin rằng giảm số lượng mạt bụi nhà có thể giảm bệnh. Nên hút bụi đều đặn và hiệu quả, chống ẩm và làm sạch bụi giường chiếu, nệm.

Việc thay đổi chế độ ăn có giúp ích gì không?

Vai trò của chế độ ăn trong xử trí bệnh chàm chưa được chắc chắn. Những thay đổi nói chung trong chế độ ăn chỉ nên được xem xét trong các trường hợp nặng, khi mà điều trị thường quy thất bại.

Phương pháp có thể khá hữu ích ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi thay đổi chế độ ăn của một bệnh nhi, cần phải có ý kiến của chuyên gia về dinh dưỡng để chắc rằng đứa trẻ vẫn nhận đủ dinh dưỡng hàng ngày. Đôi khi cần có một nhật ký chính xác về thức ăn đã ăn trong ngày và tình trạng bệnh. Đây là một chủ đề lớn và phức tạp.

Q/c : Phân phối đặc sản Mực rim me Nha Trang tại Hà Nội giá tốt nhất, SĐT : 0985.350.352

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Búp bàng chữa chàm cho bé

Hồi đầu tháng 9 vừa rồi, thời tiết khô hanh làm cho da Ku Bo nhà em bị khô, nổi mẩn đỏ một vùng tròn tròn trên má, sần sần lên trông thương lắm ạ.

>> Thuốc nam chữa bệnh chàm

Búp bàng non chữa chàm cho bé - http://tricham.blogspot.com
Búp bàng non chữa chàm cho bé
Em tính đi mua thuốc nẻ về bôi cho con nhưng mẹ em lại bảo là vết tròn tròn thế trông giống như bị chàm. Cứ khi nào có vấn đề gì là em lại tìm đến Bác Google, hi hi nhờ Bác ý mà em đã tìm được phương thuốc chữa chàm da hoặc da khô nẻ cho bé từ "Búp bàng", em làm theo chỉ dẫn sau 3 ngày là mặt Ku Bo nhà em lại trắng hồng như thường, em mừng lắm các mẹ ạ.

Em làm thế này ạ, cứ tối đến 2 vợ chồng em đi quanh hồ Văn Chương (gần nhà em ở) hi may quá ở đây có nhiều cây bàng, vợ chồng em tha hồ hái trộm , em mang về rửa sạch với nước muối loãng, sau đó cho vào cối giã, khi giã các mẹ nhớ cho thêm 1 vài hạt muối tinh nhé (các mẹ nhớ là cho ít thôi không sẽ làm rát mặt bé ạ).

Giã xong chắt lấy nước chấm lên vết chàm, hoặc vết nẻ của bé. Mẹ em thường bôi cho bé khi bé đi ngủ, để qua sáng rửa sạch mặt cho bé, đến trưa bé ngủ mẹ em lại bôi thêm lần nữa.

Ngày bôi 2 lần, buổi trưa và buổi tối khi bé ngủ. Bài thuốc này rất hiệu nghiệm với Ku Bo nhà em, ngày thứ nhất vết nẻ se se lại, ngày thứ 2 thì mờ dần, đến ngày thứ 3 thì Ku nhà em khỏi hẳn, lại trắng chẻo, xinh xắn.

Các mẹ lưu ý : Rửa sạch búp bàng, sau đó ngâm với nước muối loãng, rửa sạch lại bằng nước sạch một lần nữa. Dụng cụ để giã búp bàng cũng phải vệ sinh sạch sẽ.

Hi mẹ em thường không giã búp bàng đâu ạ mà mẹ em hay nhai trực tiếp rồi bôi lên vùng da bị nẻ của Ku nhà em luôn. Vì Mẹ già rồi nên ngại leo lên cầu thang lên xuống, nhưng trộm vía Ku nhà em rất hợp với phương thuốc này. He he cũng kể từ đó, Ba của Ku Bo mới công nhận là em khéo chăm sóc con !

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Củ khoai tây tươi chữa chàm

Chàm còn gọi là eczéma, là một bệnh khó chữa, nhất là chàm sơ sinh. Xin mách bạn cách chữa đơn giản, không tốn tiền, không độc hại mà có hiệu quả cao bằng củ khoai tây tươi làm thuốc đắp (hoặc bôi) ngoài, kết hợp với thuốc uống tiêu độc.

Khoai tây tươi có tác dụng trị bệnh chàm - http://tricham.blogspot.com
Khoai tây tươi có tác dụng trị bệnh chàm
>> Sẹo chàm và bí quyết xóa bay sẹo chàm

Cách chế thuốc đắp, thuốc bôi.

Chọn củ khoai tây tươi, vỏ vàng, nguyên vẹn, không có mầm, không có chỗ vỏ xanh. Rửa sạch (tránh bong vỏ), nhúng củ khoai tây (thật nhanh) vào nước sôi để khử trùng. Cối, chày, dao khử trùng bằng cách đốt trên ngọn lửa xanh (bếp ga hoặc bông thấm cồn 90 o). Túi vải để vắt nước, khử trùng bằng cách luộc sôi 15 phút. Tay rửa sạch, dùng cồn 70 độ bôi khử trùng.

Cắt nhỏ củ khoai, nghiền thành bột mịn để làm thuốc đắp. Nếu làm thuốc bôi thì cho bột khoai tây nghiền vào túi vải, vắt ép lấy nước. Cho nước ép vào lọ đã tiệt trùng, có nút kín.

Trẻ 3 tuổi trở lên và người lớn: dùng thuốc đắp.

Trẻ sơ sinh và dưới 3 tuổi: dùng thuốc bôi.

Cách dùng thuốc đắp, thuốc bôi.

Thuốc bôi: Bôi lên chỗ chàm của bé ( sau khi đã rửa sạch bằng nước vối hoặc nước chè xanh), cứ 60 phút bôi một lần (trừ lúc bé ngủ) trong 10 - 15 ngày.

Thuốc đắp: Đắp bột khoai tây tươi kín chỗ bị chàm, băng lại tránh bột rơi ra ngoài, để trong 72 giờ (3 ngày đêm) mới mở băng ra. Chàm sẽ khô, lên da non. Đắp tiếp như thế 2 - 3 lần. Sau 9 - 12 ngày đắp thuốc, uống thuốc tiêu độc là khỏi chàm.

Thuốc tiêu độc: Gồm có: Kim ngân hoa 20g, huyền sâm 20g, bồ công anh 15g, liên kiều 15g, quả ké đầu ngựa già, sao cháy gai giã dập 20g. Sắc nước 3 lần, lấy 2 bát thuốc cho 50 g đường đỏ vào đun sôi (uống 10- 15 thang).

Liều dùng: Trẻ 3 - 5 tuổi, 1/4 lượng thuốc trên, ngày uống 3 lần. Trẻ 6 - 10 tuổi, 1/2 lượng thuốc trên, ngày uống 3 lần. Từ 12 tuổi, người lớn dùng cả lượng thuốc trên, ngày uống 3 lần.

Trẻ nhỏ còn bú: Mẹ uống cả lượng thuốc trên, ngày uống 3 lần. Trước khi mẹ uống thuốc cho con uống 1 - 2 thìa cà phê thuốc.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Cách chữa bệnh chàm khô

Các bạn quan tâm đến bệnh chàm khô, sau đây tôi xin giới thiệu sơ lược về bệnh chàm hay nói cách khác là bệnh viêm da cơ địa. Các bạn đang xem bài viết cách chữa bệnh chàm khô

Lưu ý : Tài liệu này được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet, nên chỉ mang tính chất tham khảo, để rõ hơn về căn bệnh các bạn nên đến trung tâm hoặc tốt nhất là bệnh da liểu. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết.

Tham khảo 1 : Một bài viết trên phần sức khỏe của báo mới về cách chữa bệnh chàm khô.

Cháu 17 tuổi. Cách đây một năm, trên tay và lưng cháu xuất hiện những nốt sần như bị hắc lào nhưng ít ngứa và không có hình đồng xu giống hắc lào. Khi đi khám, bác sĩ da liễu nói cháu bị chàm khô và cho bôi thuốc ngoài da được một thời gian nhưng không khỏi.

Mỗi lần bôi thuốc cháu lại thấy vùng da nổi sẩn, ngứa hơn và đến bây giờ lại bị loang da chỗ khác (tuy không nhiều), chỉ thi thoảng khi thời tiết hanh khô và những lúc đổ nhiều mồ hôi, cháu mới thấy ngứa, lúc gãi những vết sẩn đó mới hiện ra rõ hơn, bình thường chạm tay vào thấy như bị nổi da gà. Xin hỏi bác sĩ những triệu chứng của cháu là bệnh gì và nên dùng thuốc nào để chữa trị?

Trả lời:

Những biểu hiện mà bạn mô tả là do bị chàm khô. Chàm khô là tình trạng viêm da do da quá khô và nứt nẻ, thường là do dị ứng và cơ địa. Việc điều trị chỉ giúp hồi phục tình trạng da, và tránh tái phát bằng cách không tiếp xúc với dị ứng nguyên chứ không chữa được tận gốc.

Bệnh thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông. Thời tiết hanh khô và đổ mồ hôi là một trong những nguyên nhân gây da khô ngứa và viêm da.Tùy vào giai đoạn và tình trạng da mà có các chỉ định dùng thuốc khác nhau.

- Ở giai đoạn cấp: Da có tình trạng viêm cấp biểu hiện hồng ban, phù nề tiết dịch và đóng mài; bôi dung dịch sát trùng như Milian, Eosin 2%.

- Giai đoạn bán cấp: Khi da khô nứt, dùng thuốc bôi dạng kem có corticoid nhẹ như Ellome, Eumovat nhưng không dùng kéo dài và ngưng sau khi sang thương khỏi (khoảng 2 tuần).

-Giai đoạn khô da: Dùng các thuốc bôi làm mềm và chống khô da như Ellgy, Softyna.

Để tránh bệnh tái phát, bạn cần:

- Tránh không tắm nhiều bằng nước nóng với xà phòng.

- Không tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, như nước rửa chén, hóa chất.

- Không ăn các thức ăn gây kích thích, dị ứng như rượu bia, thức ăn chua cay, cá biển, tôm cua…

- Hạn chế cào gãi khi ngứa, có thể dùng thuốc kháng histamine uống để giảm ngứa.

- Dùng các dung dịch tẩy rửa nhẹ để tắm hoặc rửa tay như Saforell, phytogel, cetaphil lotion…

Nếu bạn đã khám ở bác sĩ da liễu nhưng khi bôi thuốc bị ngứa và nổi sẩn, cũng có thể do bạn dị ứng với một trong những dung môi của thuốc. Bạn nên đến khám lại ở Bệnh viện Da liễu để được theo dõi và điều trị.

Một dẫn chứng về cách chữa bệnh chàm khô khác trên một diễn đàn :

Tôi bị mắc bệnh này đã mấy năm ở đầu ngón tay, đi khám da liễu bác sỹ kê thuốc chữa bệnh CHÀM KHÔ (eczema chronique) và đã cho thuốc.

Triệu chứng là đầu ngón tay cứng lại như sừng, thỉnh thoảng bị nứt, không quá đau nhưng rất khó chịu. Mỗi lần bôi thuốc trị thì nó chỉ mềm lại lúc mới bôi thuốc, sau đó thuốc khô rồi thì còn khó chịu hơn, cảm giác như một lớp da ngoài co cứng lại tách hẳn lớp thịt bên trong, ấn mạnh nó lún lên lún xuống nhìn rất buồn cười.

Thành ra tôi không bôi thuốc thường xuyên lắm, thử khám và bôi mấy loại thuốc đều không thấy khỏi. Mặc dù tôi kiêng động đến xà phòng và chất tẩy rửa một cách tối đa vẫn chẳng xử lý dứt điểm được.

Vậy nếu ai có bí quyết điều trị nào xin thỉnh giáo với ạ?

Trả lời :

Chị V ơi, hôm nọ em đọc đc một bài báo nó dạy là lấy khoai tây, rửa thật sạch, rồi giã nát với tỏi, lấy gạc đắp để khoảng 3 ngày (cái này thì hơi khó ấy nhỉ).

Cho đến khi khô thì bóc ra, cứ thế mấy lần là khỏi. Nhưng mà em chưa thử vì buộc thế thì còn gõ bàn phím thế quái nào đc nữa, em bôi bừa bằng kem nghệ thì thấy cũng đỡ đỡ. chị cũng thử xem sao!

Sẹo chàm và bí quyết xóa bay sẹo chàm

Xóa sẹo chàm bằng liệu pháp tự nhiên - http://tricham.blogspot.com
Xóa sẹo chàm bằng liệu pháp tự nhiên

Ếch-xi-ma (chàm) là một loại vấn đề da mãn tính khi lớp ngoài cùng da bị viêm nhiễm. Eczema có thể xảy ra do căng thẳng quá mức, dị ứng, gàu, thay đổi thời tiết, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và các yếu tố khác. Một số triệu chứng của bệnh là đỏ da, ngứa, khô, bong tróc, chảy máu và lở loét. Ếch-xi-ma thường để lại những vết sẹo xấu xí mà phải tốn rất nhiều thời gian để biến mất.

>> Dầu dừa trị được bệnh chàm eczema

Dưới đây là 10 biện pháp khắc phục sẹo chàm:

Mật ong

Mật ong được sử dụng để điều trị rất nhiều vấn đề về da như sẹo chàm. Các thuộc tính sát trùng và kháng khuẩn của mật ong có thể làm giảm những vết sẹo chàm. Bạn có thể thoa mật ong trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng sau khi rửa sạch vùng da này.

Hoặc bạn có thể làm 1 loại tẩy da chết với mật ong và đường kết tinh để chà nhẹ nhàng phần da bị chàm trong một vài phút. Cuối cùng rửa mật ong còn thừa lại trên da bằng nước lạnh. Lặp lại phương pháp này hàng ngày cho đến khi các vết sẹo được chữa lành hoàn toàn.

Chanh

Nước chanh cũng là một biện pháp khắc phục hiệu quả sẹo chàm. Tính axit của nước chanh có tác dụng như một chất khử trùng tự nhiên có thể làm sáng vết sẹo chàm cũ. Lấy nước chanh tươi và thoa nó vào vết sẹo hai lần mỗi ngày rồi để yên trong một vài phút. Lượng vitamin C trong nước chanh sẽ giúp cơ thể của bạn sản sinh ra các tế bào da mới đồng thời cũng làm sáng tông màu da.

Hoặc bạn có thể tẩy tế bào chết trên da với hỗn hợp làm từ một phần nước cốt chanh và một phần đường. Cố gắng để thực hiện phương pháp này trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên uống nước pha với nước chanh vài lần một ngày để loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

Bơ hạt mỡ (Shea Butter)

Bơ hạt mỡ rất giàu vitamin E, vitamin A, và keratin giúp duy trì độ ẩm của da. Vì vậy, khi bơ hạt mỡ được thoa trên da bị sẹo chàm, nó sẽ bắt đầu làm trẻ hóa và tái tạo lại da do đó khiến cho vết sẹo sớm biến mất. Để điều trị vết sẹo chàm bạn phải thoa bơ hạt mỡ trên da bị sẹo ít nhất hai lần một ngày để có kết quả nhanh chóng.

Bạn cũng có thể kết hợp hai phần của bơ hạt mỡ với một phần nước cốt chanh tươi và trộn đều để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Thoa hỗn hợp này lên da và để nó qua đêm.

Dầu ô liu

Thường xuyên sử dụng dầu ô liu cũng có thể làm giảm những vết sẹo chàm rất hiệu quả. Dầu ô liu có tác dụng chống viêm mạnh mẽ có thể làm mềm da và giảm sưng đỏ. Để điều trị vết sẹo chàm bạn cần phải sử dụng dầu ôliu nguyên chất. Trực tiếp thoa dầu ô liu lên những vết sẹo một lần một ngày và để yên trong một vài phút.

Nhẹ nhàng massage dầu xung quanh những vết sẹo và cuối cùng là đặt một chiếc khăn nóng trên khu vực cho đến khi vải hoàn toàn nguội. Cuối cùng lau sạch dầu thừa trên da với nước ấm. Ngoài ra, bạn có thể chỉ cần đơn giản là thoa dầu ô liu hai lần một ngày trên vùng da bị sẹo và nhẹ nhàng massage.

Giấm táo

Giấm táo cũng là một nguyên liệu tuyệt vời từ căn bếp có thể giúp bạn trong việc điều trị những vết sẹo chàm. Giấm táo có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn có thể làm giảm những vết sẹo do bệnh chàm.

Trộn hai muỗng cà phê giấm táo và hai muỗng cà phê mật ong trong một ly nước và uống ba lần một ngày. Nó sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và dần dần làm giảm viêm cũng như sẹo. Ngoài ra, bạn có thể thoa giấm táo trực tiếp lên da bằng cách trộn một phần giấm và một phần nước. Việc này sẽ giúp giảm ngứa và khô da.

Bột nở

Sử dụng bột nở cũng có thể giúp loại bỏ những vết sẹo xấu xí. Bột nở có thể loại bỏ các tế bào chết trên da mà không gây ngứa ngáy, khó chịu. Lấy hai muỗng canh bột nở và trộn nó với một muỗng canh nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, mịn.

Thoa hỗn hợp này lên những vết sẹo chàm và mát xa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn từ một đến hai phút. Rửa sạch lại với nước ấm. Chẳng bao lâu bạn sẽ nhận thấy rằng vết tấy đỏ và viêm xung quanh phần da sẹo sẽ giảm rất nhiều.

Lô hội

Các đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn có sẵn trong lô hội có thể làm giảm kích ứng gây ra bởi chàm và sẽ dần dần làm sáng vết sẹo thâm. Bạn có thể trực tiếp thoa gel lô hội lên da bị sẹo. Hoặc bạn có thể làm một hỗn hợp từ gel lô hội và dầu Vitamin E và thoa vào phần da sẹo.

Để qua đêm và sau đó rửa sạch với nước ấm vào buổi sáng. Thực hiện phương pháp này cho đến khi các vết sẹo được biến mất hoàn toàn.

Dầu cá

Thường xuyên ăn dầu cá cũng có thể giúp giảm thiểu những vết sẹo chàm. Các axit béo omega-3 được tìm thấy trong dầu cá sẽ chữa lành các triệu chứng viêm do bệnh chàm và những vết sẹo sẽ mờ dần đi. Bắt đầu dùng dầu cá ba lần mỗi ngày với liều 1.200 mg để thoát khỏi những vết sẹo gây ra bởi bệnh chàm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm những thực phẩm giàu dầu cá vào trong chế độ ăn uống của mình để sẹo chàm biến mất hoàn toàn.

Bơ ca cao

Bơ ca cao thường được coi là một loại sáp phục hồi cho các tế bào da và có thể làm sáng các vết sẹo thâm. Tuy nhiên để có kết quả tốt hơn bạn nên sử dụng bơ ca cao nguyên chất thay vì kem có bơ ca cao. Thoa bơ ca cao nguyên chất hàng ngày trên các vết sẹo như một loại kem dưỡng ẩm. Theo thời gian những vết sẹo sẽ ngày càng mờ đi.

Bột yến mạch

Bột yến mạch có thể giảm ngay lập tức cảm giác ngứa ngáy do bất kỳ vấn đề nào trên da. Bạn có thể thường xuyên tắm với bột yến mạch để làm dịu làn da bị ảnh hưởng từ bệnh chàm. Xay 1-2 chén bột yến mạch. Sau đó thêm bột yến mạch vào nước ấm. Ngâm người trong nước ấm với bột yến mạch trong hai mươi phút đến nửa giờ. Cuối cùng lau sạch da bằng một chiếc khăn thật mềm để giữ lại độ ẩm trên da của bạn. Thực hiện phương pháp này ba lần một ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết sẹo do bệnh chàm.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Thuốc điều trị bệnh chàm chứa hoạt chất clobetasol

Chỉ định của thuốc điều trị bệnh chàm chứa clobetasol
Chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa.

Trị liệu ngắn hạn viêm da đề kháng như bệnh vẩy nến, chàm khó trị, liken phẳng, Lupus đỏ dạng đĩa

>> Có thể điều trị tận gốc bệnh chàm?

Không dùng thuốc điều trị bệnh chàm chứa clobetasol với những trường hợp sau:

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Trẻ em dưới 12 tuổi.

Trứng cá đỏ, mụn trứng cá, viêm da quanh miệng, nhiễm virus da nguyên phát, nhiễm nấm, vi khuẩn.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh chàm chứa clobetasol

Với liều mỗi tuần ít hơn 50g ở người lớn, bất kỳ biểu hiện nào của tình trạng suy thượng thận cũng thường thoáng qua và hồi phục nhanh sau khi ngưng liệu pháp. Điều trị kéo dài với liều cao clobetasol tác dụng mạnh có thể gây teo da tại chổ như các vết nứt da, mỏng da, dãn các mạch máu bề mặt, đặc biệt là khi điều trị thuốc có băng kín hay trên vùng nếp gấp da.

Trong trường hợp hiếm gặp, điều trị (hoặc ngưng điều trị) bệnh vẩy nến bằng clobetasol được cho là đã khởi phát dạng mụn mủ của bệnh.

Thuốc thường được dung nạp tốt nhưng nếu có dấu hiệu quá mẫn, nên ngưng dùng thuốc ngay.

Cảm giác nóng, châm chích.

Ngứa, teo da, nứt da.

Khô da, viêm nang lông, phát ban dạng mụn, giảm sắc tố, bội nhiễm, viêm da dị ứng.

Chú ý thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị bệnh chàm clobetasol:

Tránh dùng kéo dài trên mặt, vùng sinh dục hay trực tràng, vùng da có nhiều nếp gấp, nách.

Không nên dùng thuốc điều trị clobetasol trên phạm vi rộng, kéo dài cho phụ nữ có thai.

Nên tránh điều trị liên tục dài ngày với thuốc, nếu có thể tránh được, đặc biệt ở trẻ em vì có thể xảy ra tình trạng ức chế tuyến thượng thận, ngay cả khi không băng kín vùng được bôi thuốc. Nếu cần thiết phải sử dụng clobetasol cho trẻ em, nên khám lại sau mỗi tuần.Cần lưu ý rằng tã lót của trẻ có tác dụng như khi băng kín vùng da được bôi thuốc.

Vùng mặt dễ bị teo da hơn các vùng da khác trên cơ thể khi điều trị kéo dài bằng clobetasol tác dụng tại chỗ mạnh. Cần ghi nhớ điều này khi điều trị các bệnh da như vẩy nến, lupus ban đỏ dạng đĩa và chàm nặng. Khi bôi clobetasol lên vùng da quanh mắt, cần phải thận trọng không để thuốc điều trị clobetasol dây vào mắt vì có thể gây glaucoma.

Khi các tổn thương viêm có nhiễm trùng, nên điều trị kháng sinh thích hợp. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, cần ngưng sử dụng thuốc điều trị clobetasol ngoài da và cần phải điều trị kháng sinh toàn thân thích hợp.

Khi băng kín vùng da được bôi clobetasol, da trở nên ấm và ẩm sẽ tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn phát triển, vì vậy cần phải rửa sạch vùng da trước khi bôi thuốc điều trị clobetaslo và đặt băng sạch lên trên.
Cách dùng thuốc điều trị clobetasol:

Bôi một lớp mỏng thuốc điều trị clobetasol lên vùng da bệnh một hoặc hai lần mỗi ngày. Nên ngưng điều trị ngay sau khi đạt hiệu quả mong muốn. Không nên điều trị liên tục quá 4 tuần mà không kiểm tra tình trạng bệnh nhân. Có thể lặp lại các đợt điều trị ngắn hạn bằng thuốc để kiểm soát các đợt bệnh trở trầm trọng. Nếu cần điều trị liên tục bằng corticoid, nên sử dụng dạng corticoid nhẹ hơn.

Với các tổn thương rất khó điều trị, đặc biệt ở vùng da dày sừng, tác dụng kháng viêm của thuốc điều trị clobetasol có thể được tăng cường, nếu xét thấy cần thiết, bằng cách băng kín vùng da được bôi thuốc một lớp mỏng polythene. Thường chỉ cần băng kín qua đêm là đủ mang lại đáp ứng mong muốn. Sau đó, bôi clobetasol không cần phải băng kín, thông thường bệnh vẫn có thể tiếp tục được cải thiện.

Tổng liều không quá 50g/tuần.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Có thể điều trị tận gốc bệnh chàm?

Bệnh chàm là bệnh da dị ứng có tính cách gia đình, thường hay tái phát.

>> Thuốc chữa bệnh chàm

Bệnh thường xuất hiện từ bé cho đến 12 tuổi, sau đó sẽ tự khỏi. Nếu không tự khỏi, bệnh nhân cần được điều trị sớm khi bệnh tái phát nhằm tránh để lại thẹo xấu. Riêng chàm ở bộ phận sinh dục là một bệnh khó điều trị vì nằm ở vùng kín trong cơ thể.

Sau khi điều trị đợt bộc phát của bệnh, bệnh nhân cần kiêng cữ những yếu tố có thể gây tái phát như thức ăn gây dị ứng... Bệnh có thể giải quyết dứt điểm và lâu dài trong một số trường hợp khi sử dụng thuốc Histaglobine. Cách điều trị này thành công phần lớn trong các trường hợp chàm thể tạng, nếu tái phát thì bệnh chỉ tái phát ở mức độ nhẹ và dễ điều trị.

Ngoài ra trong thư bạn có hỏi về vết rạn ở bẹn, đúng là do tác dụng phụ của thuốc corticoid. Bạn cần ngưng tất cả các loại thuốc này và ngay cả Fucicort cũng là thuốc có chứa corticoid, không nên sử dụng khi đã có tác dụng phụ. Bạn nên đi tái khám để được điều trị bằng sinh tố PP, thuốc kháng histamine...

Nếu thương tổn bị rỉ nước, nhiễm trùng cần uống thêm kháng sinh. Săn sóc da tại chỗ cũng rất quan trọng, bạn không nên dùng xà bông ở vùng da bệnh, nên để vùng đó thông thoáng hoặc có thể dùng thuốc tím pha loãng với nước ấm để ngâm sau khi qua cơn bộc phát.

Sau đó cần duy trì thuốc kháng histamine một thời gian và giảm dị ứng bằng Histaglobine, nếu có thể được.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Dầu dừa trị được bệnh chàm eczema

Qua nhiều thập niên, nhiều người đã và đang sử dụng dầu dừa để kiểm soát gàu, chăm sóc da và phát triển tóc. Ngoài ra, dầu dừa còn có khả năng điều trị các căn bệnh khác như: đau tai, bệnh tiểu đường, bệnh ghẻ, bị bỏng, viêm khớp, mụn giộp ở chân và đôi chân của các vận động viên.


>> Trị chàm bằng y học cổ truyền

Dầu dừa được chiết xuất từ cơm dừa, chứa khoảng 90% chất béo bão hòa. Dầu dừa chứa phần lớn là chuỗi trung bình triglycerides như: axít lauric, axít myristic và axít palmitic.

Hiện tại, nghiên cứu đang xác nhận những lợi ích y tế của dầu dừa mà nhiều cộng đồng nội địa từ lâu đã biết đến. Một nghiên cứu gần đây đã được thông báo trong Skin Pharmacology and Physiology, các nhà khoa học đang xem xét tác động của dầu dừa trong việc làm lành vết thương và đã nhận ra rằng: khi dầu dừa được thoa lên vết thương thì tỉ lệ lành vết thương là tăng đáng kể.

Các nhà khoa học phát hiện rằng: dầu dừa làm lành vết thương với tỉ lệ đáng kể bằng cách kích thích sản xuất collagen và chuyển giao. Các mạch máu mới cũng sẽ nhanh chóng được hình thành trên da nhờ vào việc điều trị bằng dầu dừa.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả ứng dụng của dầu dừa trong việc điều trị vết thương cho những chú chuột con, với 03 lần thử nghiệm trên 03 nhóm chuột cái Sprague-Dawley, mỗi nhóm gồm 06 con. Nhóm 01 là để đối chiếu; nhóm 02 & 03 được điều trị tương ứng với 0,5ml & 1,0ml VCO trong vòng 24 giờ sau khi tạo vết thương trong 10 ngày. Sau thời gian thử nghiệm thì đặc tính chữa lành vết thương của dầu dừa sẽ được xác nhận trong quá trình điều trị vết thương cho chuột.

Có chí trên đầu (pediculosis), một trong những căn bệnh lây truyền phổ biến nhất của trẻ em do các côn trùng hiếm được nhìn thấy trên da đầu người.

Ngược lại với niềm tin phổ biến, việc có chí trên đầu phần ít là do vệ sinh cá nhân. Thực tế, chí trên đầu không phân biệt đối xử và chúng có thể gây hại cho con người, bất kể là cách sống, tuổi tác, chủng tộc, hoặc tình trạng kinh tế xã hội của người đó như thế nào. Tuy nhiên, đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng khá nghiêm trọng bởi vì một vài con chí có thể mang những vi sinh vật gây bệnh cho người, kể cả sốt.

Một thử nghiệm lâm sàng năm 2009 cho thấy sự vượt trội của dầu dừa như là sự thay thế tự nhiên cho việc điều trị chí và trứng chí. Thử nghiệm lâm sàng đã được công bố trong tập san European Journal of Paediatrics với sự tham gia của 100 người đã chứng minh rằng: dầu dừa dưới dạng phun xịt thì có hiệu quả hơn, với 0,43% so với dược phẩm permethrin (một loại thuốc trừ sâu điều trị chí) trong việc điều trị chí.

Một điều khá thú vị trong quá trình nghiên cứu đó là: dầu dừa dạng phun xịt cũng có chứa chất của cây hồi, sử dụng an toàn hơn cho trẻ. Đạt đến 40% tính hiệu quả so với neurotoxin permethrin.

Nói chung, những nghiên cứu này cho thấy sản phẩm điều trị chí đã đạt tỉ lệ thành công đến 90%, và sản phẩm này sẽ là một sự thay thế chấp nhận được ở những khu vực có sức đề kháng là một loại thuốc trừ sâu thông thường như permethrin.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng: hàm lượng chất béo trong dầu dừa trên tóc và khả năng tẩy sạch chí đã góp phần nâng cao hiệu quả của dầu dừa dưới dạng phun xịt.

Eczema làm cho da khô, rạn nứt và dễ bị lây nhiễm. Chưa có cách điều trị eczema nhưng dầu dừa được xem là một giải pháp thiên nhiên giúp làm bớt sự ngứa ngáy và những vết đỏ trên da.

Theo nghiên cứu 2008 trong tập san Dermatitis, dầu dừa có những tính năng làm mềm giúp làm lành và bảo vệ bề mặt da; dầu dừa cũng có những thành phần kháng sinh phổ rộng giúp bảo vệ chống lại vi khuẩn, vi rút và nấm có liên quan đến eczema.

Những vết bỏng, đặc biệt là những vết bỏng do nước nóng và chất lỏng là những tai nạn thường gặp nhất ở trẻ em. Một thẩm định về dầu dừa trên các vết bỏng cho thấy dầu dừa là một tá dược rẻ và hiệu quả thay thế cho các tác nhân khác trong việc chữa trị các vết bỏng.Các nhà khoa học đã thông báo trong ấn phẩm 2008 của Indian Journal of Pharmacology rằng: việc điều trị bằng dầu dừa kết hợp với sulphadiazine bạc đã làm các vết bỏng khô lại đáng kể.

Họ còn nói trong việc chữa trị các vết bỏng, dầu dừa còn có hiệu quả chống viêm và sát khuẩn.

Viêm khớp là sự đau đớn và bực bội. Nhiều loại thuốc kê toa cũng như là những loại thuốc không kê toa đều hứa làm giảm sự đau khớp. Nhưng không phải tất cả những sự điều trị đều bắt nguồn từ thuốc. Thực tế, một trong những cách điều trị viêm khớp là sử dụng dầu dừa.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng: dầu dừa làm dịu đi các cơn đau fibromyalgia và viêm khớp. Những người viêm khớp sẽ bớt đau ở các khớp và ngón tay sau khi đã thoa dầu dừa lên các vùng bị đau. Điều này đã được chứng thực trong nghiên cứu 2010 và đã được thông báo trong tập san Pharmaceutical biology.

Trong thí nghiệm, dầu dừa đã được thoa lên chân và tai sưng của chuột và thấy rằng dầu dừa có khả năng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Nghiên cứu cho thấy việc xoa bóp dầu dừa tại các khớp bị đau sẽ làm giảm viêm khớp, tăng lưu lượng máu tại các chỗ bị đau và làm giảm đau thường xuyên.

Do hiệu quả giảm đau nên dầu dừa được sử dụng trên các mụn rộp, vết cắt nhỏ và những vết bầm tím. Axít lauric trong dầu dừa cũng có khả năng kháng sinh, diệt vi khuẩn, vi rút và nấm mà các loại thuốc thông thường không điều trị được.

Trong khi đó, các nghiên cứu trước đây cho thấy những xã hội tiêu thụ nhiều lượng calo từ chất béo bão hòa của dầu dừa thì sẽ hiếm mắc phải bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu tại Ấn độ năm 1998 chứng minh rằng: khi người Ấn độ từ bỏ các chất béo truyền thống như mỡ trâu và dầu dừa, và bắt đầu sử dụng các chất béo polyunsaturated như dầu hướng dương hoặc dầu rum thì tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường của họ rất cao.

Trị chàm bằng y học cổ truyền

Chàm là loại bệnh tổn thương ngoài da có căn nguyên phức tạp, bao gồm 2 yếu tố: một là do cơ địa dị ứng sẵn có trong cơ thể và hai là tác nhân bên trong hoặc bên ngoài tác động vào yếu tố cơ địa gây nên bệnh.


Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số bài thuốc y học cổ truyền đã được sử dụng điều trị căn bệnh này khá hiệu quả.

Tổn thương cơ bản trên da của chàm là mụn nước và rất ngứa.

Bệnh thường tiến triển qua 5 giai đoạn (nếu không có biến chứng) với các biểu hiện sau:

1. Đỏ da.

2. Nhiều mụn nước lấm tấm.

3. Chảy nước vàng do mụn nước vỡ ra để lại lỗ nhỏ lõm xuống.

4. Huyết tương rỉ ra đóng thành vảy màu vàng rồi thâm dần, vài ngày sau bong vảy.

5. Vảy bong để lại lớp da non màu đỏ, không để lại sẹo.

Nếu có biến chứng, thường gặp là:

1. Bội nhiễm: Nhiễm thêm các vi khuẩn khác làm cho tổn thương lầy thêm do tăng tiết, vùng tổn thương sưng đỏ, tổng trạng sốt.

2. Dày da vùng tổn thương, sừng hóa và da trên tổn thương khô nhám.

PHÂN LOẠI CHÀM

1. Phân loại theo hình thể

a. Chàm dạng nấm: Thường khu trú ở chân, màu đỏ sẫm, trên có mụn nước lấm tấm.

b. Chàm dạng viêm quầng: Thương tổn khu trú ở mặt, mí mắt.

c. Chàm tổ đỉa: Thương tổn khu trú ở rìa các ngón chân, có thể ở cả lòng bàn tay và chân, mụn nước từ sâu đội lên da, rất ngứa.

d. Chàm sừng: Thương tổn khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, vảy dày trắng nứt nẻ, sưng đau, dưới vảy có mụn nước.

e. Chàm thể đồng xu: Hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ hồng, trên có mụn nước, vảy tiết, khỏi dần từ chính giữa, khu trú ở tay chân.

2. Phân loại theo nguyên nhân

a. Chàm tiếp xúc: Do tiếp xúc với một số chất khác trên cơ địa dị ứng, các tác nhân gây dị ứng như: sơn, savon, nilon, kem, phấn, giày dép cao su, dây đồng hồ đeo tay, một số cây, cỏ, lá, hoa...

b. Chàm vi khuẩn: Viêm nhiễm do vi khuẩn ở đâu đó trên cơ thể như viêm răng, hàm, mặt, tai mũi họng, viêm đường tiêu hóa hoặc một số cơ quan khác. Tổn thương gồm nhiều mụn nước, dễ lan tràn đến nơi khác, sưng đỏ, chảy nước, ngứa dữ dội.

c. Chàm trẻ em: Do cơ địa, nội tiết, rối loạn chuyển hóa nước, một số bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng một số chất, thần kinh...

Hay gặp ở trẻ em trên 2 tháng tuổi và thường tới 3 tuổi sẽ tự khỏi; trường hợp cá biệt sẽ bị dai dẳng tới lớn. Thương tổn cơ bản là những mụn nước khu trú hai bên má và trán (trừ mũi và miệng) tạo thành hình móng ngựa, giới hạn rõ rệt, đôi khi lan lên đầu, ngứa dữ dội. Bệnh tiến triển qua 5 giai đoạn như chàm nói chung, có lúc giảm lúc tăng, đôi khi kèm theo sốt cao và thường dễ bị viêm tai giữa.

d. Chàm nội tạng: Thương tổn bị biến đổi, mụn nước chuyển thành sẩn lẫn mụn nước, rải rác khắp người.

e. Chàm khô: Căn nguyên do cả bên ngoài lẫn bên trong (do hóa chất, do sinh vật, nội tạng...).

ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Phân loại theo các thể bệnh và điều trị như sau:

1. Thể cấp tính

Lúc đầu da hơi đỏ và ngứa, sau một thời gian ngắn, da sẽ nổi cục, có nhiều mụn nước, rất ngứa, loét, chảy nước vàng.

a. Thuốc uống trong:

- Thổ phục linh 16g, Nhân trần 20g

- Khổ sâm 12g, Kim ngân 16g

- Hoàng bá 12g, Ké đầu ngựa 12g

- Hạ khô thảo 12g, Hoạt thạch 8g.

Nếu mụn nước lan ra toàn thân, ngứa nhưng chảy nước ít. Dùng bài thuốc:

- Kinh giới 12g, Sinh địa 16g

- Phòng phong 12g, Thạch cao 20g

- Thuyền thoái 6g, Tri mẫu 8g

- Khổ sâm 12g.

b. Thuốc rửa ngoài:

- Tô mộc 30g, Lá trầu 20g

Đun sôi với 1 lít nước và một ít muối, thấm rửa tổn thương rồi hong cho khô ngay.

- Lá khế 100g, Lá kinh giới 100g.

Đun sôi trong nước rồi tắm.

c. Thuốc bôi:

- Hùng hoàng 5g, Thạch cao 5g

Ngâm với giấm rồi trộn đều, bôi lên chàm.

2. Thể mạn tính

Da dày, thô, khô, ngứa và trên vùng tổn thương có nhiều mụn nước, hay gặp ở cổ chân, cổ tay, khuỷu tay và nhượng chân.

a. Thuốc uống:

- Hoàng bá 12g, Thương truật 8g

- Ké đầu ngựa 12g, Phù bình 12g

- Phòng phong 8g, Bạch tiểu bì 12g

- Hy thiêm thảo 12g.

b. Thuốc rửa:

- Lá khế 100g, Lá kinh giới 100g

Đun sôi, rửa vết chàm loét.

c. Thuốc mỡ:

- Xuyên hoàng liên 4g, Hồng hoa 4g

- Hồng đơn 4g, Chu sa 4g.

Tán thành bột hòa với mỡ trăn, bôi vào tổn thương, sau đó rửa sạch bằng thuốc rửa trên.

3. Châm cứu

Tùy thuộc vào vị trí tổn thương, chọn huyệt tại chỗ và lân cận như:

- Ở tay: châm huyệt Khúc trì, Hợp cốc.

- Ở chân: châm huyệt Tam âm giao, Dương lăng tuyền...

- Toàn thân: châm huyệt Hợp cốc, Túc tam lý, Huyết hải.

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh chàm sữa

Hỏi: Cháu nội tôi sau sinh được 8 tháng trên mặt xuất hiện nhiều mụn nước, đỏ ở hai bên má, đi khám bác sĩ chẩn đoán là chàm sữa. Vậy xin hỏi nguyên nhân, những biểu hiện và cách trị bệnh trên như thế nào?


Trả lời: Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng, bệnh có tính chất gia đình, có tiền căn cá nhân hay gia đình bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng hay chàm thể tạng, nguyên nhân gây ra bệnh phức tạp, khó phát hiện được.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ sau sinh đến 6 tháng tuổi, khỏe mạnh, vị trí thường ở mặt, hai bên má, đối xứng, có thể lan ra thân mình – tứ chi… Sang thương không có ở các lỗ tự nhiên như mắt, mũi, miệng. Bệnh khởi đầu là một hồng ban, sau đó có mụn nước, đỏ, nứt da, rịn nước, đóng mày và tróc vảy. Bệnh thường biến mất sau 2 – 4 tuổi, nếu vượt qua 4 tuổi mà chưa khỏi bệnh sẽ tiến triển kéo dài hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.

Đây là một bệnh do cơ địa dị ứng, nên mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài khoảng thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát, chứ không phải là điều trị khỏi hẳn. Vì vậy, trước một trẻ đang giai đoạn chàm sữa nhất là giai đoạn cấp thì không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm. Không nên chủng ngừa nhất là đậu mùa vì có thể đưa đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu, có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, trung tâm lõm, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, lành để lại sẹo như mặt rỗ. Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm, nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng kháng sinh.

Bé cần được chăm sóc thật chu đáo, tránh để bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da luôn được khô và ẩm mịn bằng cách bôi các chất giữ ẩm hàng ngày, thường xuyên thay tã lót cho bé, ít nhất 3 lần trong ngày, tránh để lâu gây ẩm ướt do phân hay nước tiểu là yếu tố gây kích thích da sau khi phân hủy, thay quần áo sau khi tắm bé. Không cho bé ăn các thức ăn dễ dị ứng như trứng, đồ lên men, đậu phộng, cà chua, đồ biển… Giữ cho môi trường xung quanh bé không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; đồng thời cũng giữ cho môi trường thoáng mát, không quá khô.

Nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh thì nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng; không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng tắm để tắm mà chỉ nên dùng các loại sữa tắm như: cetaphil, saforell, physiogel… Khi có các sang thương đang nổi đỏ hoặc rỉ dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch có tính sát trùng nhẹ có màu như: milian, eosin… Đối với các sang thương khô da, đỏ da, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như eumovat và thoa trong một thời gian ngắn từ 5 – 7 ngày.

Tuyệt đối không dùng corticosteroid có hàm lượng cao dùng cho người lớn thoa cho bé vì sẽ gây teo da, mất màu da, nếu kéo dài có thể gây suy tuyến thượng thận. Nếu có da khô tăng sừng thì có thể dùng các loại mỡ chứa chất tiêu sừng như salicylic acid.

Bài thuốc trị bệnh chàm

Tôi thường bị bệnh chàm tái phát, cứ phải đi khám, uống thuốc hoài. Y học cổ truyền có bài thuốc nào dùng cho người bệnh chàm hay không, nhờ nhà chuyên môn tư vấn giúp. Xin cám ơn !


Chàm là bệnh rất khó điều trị hết hẳn. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu.

Y học cổ truyền xem bệnh chàm thuộc phong độc, thường xảy ra sau khi người bệnh sử dụng những loại thực phẩm có tính chất phong như thịt vịt, cá biển, dùng thực phẩm hư thối, hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại.

Trong đông y có bài thuốc dùng chữa bệnh chàm, tùy mỗi người bệnh mà bài thuốc có tác dụng cải thiện bệnh ra sao. Bài thuốc gồm: cam thảo 4 gr, phòng phong, úc lý nhân (mỗi vị 8 gr), đương quy, bạch tiên bì, ngưu bàng tử, bạch tật lê, sài đất, độc hoạt, kim ngân hoa, bản lam căn (mỗi loại 12 gr), phù bình, bồ công anh (mỗi loại 10 gr), sinh địa 16 gr, hạ khô thảo, thổ phục linh (mỗi vị 20 gr).

Đem nấu uống 2 lần trong ngày (lưu ý là hỏi thêm hướng dẫn từ người có chuyên môn trước khi sử dụng). Ngoài ra, người có bệnh này cần để ý, sau khi dùng loại thực phẩm nào đó mà làm cho bệnh trở nặng hơn thì cần tránh thực phẩm đó (loại trừ tác nhân gây bệnh).

Tránh cho trẻ bị chàm

Chàm, còn gọi là eczema, thường xuất hiện ở một vùng da nào đó trên cơ thể trẻ như: mặt (đặc biệt là hai má, cằm), vùng đầu (sau tai, gáy) hoặc vùng bẹn, nách...

>> Bệnh chàm có những thể nào ?

Dấu hiệu thường thấy là vùng da này của trẻ bị mẩn đỏ, ngứa và có thể nổi những mụn nước nhỏ. Trẻ bị chàm thường hay quấy khóc, kém ngủ, kém bú vì khó chịu, dưới đây là những điều cần làm để phòng bệnh chàm cho trẻ.

Trẻ bị chàm ở mặt.

Tránh để da trẻ bị khô ráp. Trước tiên, nên hạn chế tắm rửa cho trẻ. Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ. Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho trẻ, bởi vì nước nóng là nhân tố làm da trẻ bị mất nước.

Sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ vào một chậu tắm riêng biệt. Điều này tránh cho trẻ phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng. Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho trẻ bằng nước ấm và đặt trẻ sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho trẻ.

Để cho làn da của trẻ được "thở" tự do bằng cách chọn chất liệu quần áo bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học. Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.

Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho trẻ để tránh hiện tượng dị ứng da ở trẻ; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng của trẻ.

Nên lưu ý để không làm xây xước vùng da bị chàm của trẻ. Nếu bị tổn thương, vùng da bị chàm dễ bị chảy máu, viêm nhiễm (lúc này gọi là chàm nhiễm trùng). Khi ấy, việc điều trị chàm nhiễm trùng sẽ khó khăn hơn và có thể để lại sẹo xấu cho cơ thể trẻ.

Nếu trẻ bước vào tuổi ăn dặm, nên lưu ý những loại thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ bao gồm: sữa bò, trứng, bột mì, đậu nành, lạc, cá, tôm, cua… Riêng với sữa bò, chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Với các loại thức ăn mới, nên cho trẻ làm quen trong một vài tuần để thử phản ứng cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, nên tạm thời ngừng lại và chờ cho đến khi trẻ lớn hơn.

Nếu chọn sữa hộp công thức, nên tránh những nhãn hiệu có thành phần đậu nành. Một số trẻ có biểu hiện dị ứng với sữa bò cũng có thể bị dị ứng với sữa có nguồn gốc từ đậu nành. Các nhà nghiên cứu Đức gợi ý, chế độ ăn nhiều bơ lạc, hoa quả (thuộc họ cam quýt) trong 4 tuần cuối của thai kỳ cũng có nguy cơ làm tăng tình trạng chàm ở trẻ dưới 2 tuổi.

Trẻ bị dị ứng dễ kèm theo triệu chứng tái phát của bệnh chàm. Một năm, trẻ có thể mắc bệnh chàm một vài lần hoặc tần suất tùy theo sự thay đổi thời tiết và thức ăn.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Thuốc nam chữa bệnh chàm

Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh chàm là do "tà độc thấp nhiệt" xâm phạm vào kinh túc quyết âm can gây nên.
Phép chữa chủ yếu là sử dụng những phương thuốc uống trong, có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết và thanh trừ thấp nhiệt ở kinh can, để giải độc, điều hòa khí huyết và cơ năng của tạng phủ bên trong cơ thể.

Kết hợp với những loại thuốc rửa, thuốc bôi có tác dụng sát khuẩn, dưỡng da và chống ngứa để rửa và bôi vào vùng da ở âm nang.

>> Bệnh Chàm là gì ?

Trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng một số loại thuốc nam tương đối thông dụng dưới đây để chữa:

Thuốc uống trong

Đối với những người khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường, chỉ bị mọc mụn và ngứa, chảy nước ở nơi tổn thương, tùy theo điều kiện có thể lựa chọn một trong các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp dưới đây để chữa:

Bài 1: Kim ngân hoa 16g (nếu không có hoa, có thể dùng dây kim ngân 30g thay thế), thổ phục linh 30g, vỏ cây núc nác 16g, cỏ thanh ngâm 20g. Tất cả các vị thuốc cho vào nồi, đổ ngập nước trên mặt thuốc 2-3cm, đun sôi, giữ nhỏ lửa 15-20 phút, chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói.

Bài 2: Thổ phục linh 16g, khổ sâm lá 12g, vỏ núc nác 12g, hạ khô thảo 12g, nhân trần 20g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa (sao vàng) 12g, cam thảo 6g. Tất cả các vị thuốc cho vào nồi, đổ ngập nước trên mặt thuốc 2-3cm, đun sôi, giữ nhỏ lửa 15-20 phút, chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói.

Đối với những người bị chàm có kèm theo một số chứng trạng bệnh lý toàn thân, như người mệt mỏi, da nhợt nhạt, tiêu hóa kém, bụng và sườn đầy trướng, chán ăn, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền tế (nhỏ nhưng căng như dây đàn), dùng bài thuốc sau: Đẳng sâm 12g, bạch truật (sao) 10g, sinh địa 12g, ý dĩ nhân 10g, thổ phục linh 10g, trần bì (vỏ quýt để lâu ngày) 6g, kinh giới (cành và lá) 10g, cúc hoa 10g, cam thảo 6g. Sắc với 1.000ml nước, đun cạn còn 450ml, chia thành 3 phần, uống vào buổi sáng, trưa và chiều tối, lúc đói bụng. Có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết và thanh trừ thấp nhiệt.

Thuốc rửa: Tùy theo điều kiện, có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Xuyên tiêu 30g, hoa cây chổi xuể 20g, hành sống (dùng toàn cây – cả rễ, củ và lá) 10 củ, cho vào nồi đất, đổ ngập nước, đun sôi khoảng 5 phút, đem xông âm nang, lúc nước thuốc nguội thì dùng để rửa chỗ bị chàm.

Bài 2: Vỏ cây hòe 50g, vỏ cây núc nác 50g, hương nhu 30g, khổ sâm lá 30g. Đun sôi kỹ, dùng để rửa chỗ da bị chàm.

Thuốc bôi

Bài 1 (thuốc mỡ chế từ quả phi lao): Quả phi lao khô 300g, tóc rối 20g, ôxit kẽm 10g, dầu lạc hay dầu dừa 50ml. Cách chế: Quả phi lao và tóc rối thiêu tồn tính (đốt thành than nhưng không thành tro), nghiền thành bột mịn, trộn đều với ôxít kẽm, sau đó rót từ từ dầu lạc hoặc dầu dừa vào, đánh đều thành thuốc mỡ, dùng để bôi chỗ da bị bệnh, ngày bôi 2-3 lần.

Bài 2 (chế từ hạt máu chó): Hạt máu chó rang giòn, tán thành bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào chỗ da bị chàm.

Lưu ý: Trước khi bôi thuốc, cần rửa kỹ vết chàm và dùng khăn khô thấm cho ráo nước.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Điều trị bệnh chàm thể tạng

Chàm thể tạng (còn gọi là lác sữa) là một bệnh viêm da rất hay gặp ở trẻ em. Trẻ mắc bệnh này cần kiêng bú sữa bò và ăn trứng vì những thực phẩm đó làm bệnh nặng thêm.

Theo các bác sĩ da liễu, không nên cho trẻ bị chàm thể tạng nhập viện vì môi trường bệnh viện dễ làm cho bé bị nhiễm trùng.


>> Bệnh chàm và những điều cần biết

Bệnh có khuynh hướng xuất hiện nhiều trong những gia đình có người mắc phải các vấn đề về thể tạng như sốt theo mùa, hen hay viêm mũi dị ứng.

Đây là một hiện tượng viêm bì - thượng bì, nguyên nhân rất phức tạp. Biểu hiện lâm sàng điển hình là những mảng hồng ban có mụn nước, ngứa. Bệnh kéo dài. Người bị bệnh thường có phản ứng với một số chất gặp hằng ngày như bụi nhà, phấn hoa và thức ăn (sữa, trứng, đồ biển...).

Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu xuất hiện khi trẻ 3-6 tháng tuổi, với mảng hồng ban ở mặt (không có quanh miệng, mắt). Những mảng này tiến triển thành mụn nước, rịn nước và rất dễ bị nhiễm trùng thứ cấp. Bệnh nhân ngứa dữ dội, gãi ngay cả lúc ngủ. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên dùng những dung dịch đắp ướt lên vùng tổn thương. Tắm nước ấm sẽ làm cho bệnh nhân đỡ ngứa.

Khi các mảng này tróc vẩy, những đường nứt mờ không rõ, bệnh nhân cảm thấy ngứa vừa phải, đau như bị châm chích và có cảm giác bỏng. Lúc này, cần dùng các loại kem bôi lên vùng tổn thương đó.

Ở giai đoạn tiếp theo, các vùng tổn thương trở thành những mảng da dày, tăng sừng, có vết trầy xước. Mức độ ngứa từ vừa phải đến không chịu được. Bệnh nhân càng gãi, da càng dày. Để điều trị, cần dùng những loại mỡ tan sừng và cho bệnh nhân thuốc uống chống ngứa.

Trong giai đoạn này, không nên cho bệnh nhân tắm quá lâu để tránh làm khô da; cắt ngắn móng tay để trẻ khỏi gãi. Ngoài ra, có thể sử dụng các chất làm ẩm da, mặc cho trẻ quần áo nhẹ làm bằng sợi bông. Tránh các chất và vật dụng có thể gây dị ứng.

Chú ý:

- Nhớ dùng thuốc trong các đợt bệnh bộc phát. Điều quan trọng trong bệnh chàm là cắt đứt cái vòng luẩn quẩn: ngứa rồi gãi, càng gãi càng ngứa.

- Nếu bị nhiễm trùng thứ cấp, có thể dùng Ampicilline, Amoclavic. Ngoài ra, có thể dùng các vitamin A, B1, B2, B6, B12, PP, C, E; Fulseed, Cystine B6, Hyposulfene.

- Thuốc chống ngứa bao gồm: Pheramine 4 mg, Fastcet 10 mg hay Clarityl 10 mg. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định cụ thể.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Chữa bệnh chàm bằng Đông y

Bệnh chàm (eczema) là rất khó chữa. Việc kết hợp một số loại thuốc y học cổ truyền có thể hạn chế phần nào căn bệnh gây ngứa dai dẳng này, chẳng hạn như ngải cứu, kinh giới, kim ngân hoa, phèn xanh...

>> Thuốc chữa bệnh chàm

Chàm là một loại tổn thương mãn tính ngoài da, có tính dai dẳng. Đặc điểm của bệnh là có mụn nước, rất ngứa và thường thì vùng da bệnh bị sừng hóa dày lên.

Việc dùng thuốc y học dân tộc (thuốc uống tiêu độc, nâng thể trạng và thuốc ngâm rửa, bôi ngoài chống nhiễm trùng, làm lành vết thương) kết hợp chiếu đèn hồng ngoại cho hiệu quả khá tốt. Tùy theo bệnh nặng nhẹ mà có thời gian điều trị thích hợp, thường trong khoảng 1-3 tháng.

Thuốc uống giải độc, tiêu viêm, nâng thể trạng: Củ kim cang, huỳnh kỳ, sâm đại hành, đẳng sâm mỗi thứ 15 g; thổ phục linh, kim ngân hoa, vỏ núc nác (hay hoàng bá), phòng phong, bồ công anh mỗi thứ 10 g. Nước nhất đổ 600 ml, sắc còn 200 ml. Nước nhì cũng vậy.

Nếu bị tiêu chảy gia thêm 1 củ gừng (xắt lát) vào thang thuốc. Uống liên tục đến khi vết chàm khô, hết ngứa và không còn tái phát nữa. Bệnh nặng có thể dùng 30-50 thang, chia làm nhiều đợt. Mỗi đợt khoảng 1 tuần lễ.

Thuốc ngâm, rửa vết chàm:

Ngải cứu 50 g, xà sàng tử 20 g, kinh giới 10 g, vỏ núc nác 50 g, phèn xanh 5 g. Cho các vị trên vào 3-4 lít nước, nấu sôi để nguội, ngâm vùng bị chàm chừng 10 phút, ngày ngâm vài lần. Mỗi đợt chừng 5-7 ngày. Liên tục đến khi vết chàm không còn tái phát. Có thể dùng thang thuốc trên đem ngâm 1 lít rượu 30 độ, dùng để thoa trên các vết chàm.

Rọi đèn hồng ngoại:

Dùng đèn hồng ngoại rọi trên vùng da bị vết chàm hằng ngày, mỗi lần chừng 10-15 phút. Bệnh chàm thường tái phát vài lần, nên việc điều trị phải kiên nhẫn.

Bệnh nhân chàm da cần hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều chất kích thích như: Rượu, cà phê, ớt, tiêu, tôm, cua. Không nên thoa các loại thuốc mỡ có salicylic, corticoid, flucinar… vì khi mới dùng, các loại thuốc trên sẽ làm hết ngứa ngay, nhưng càng lâu thì bệnh sẽ phát nặng hơn.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Điều trị khi bị chàm

Ăn thức ăn lỏng nhẹ, kiêng muối trong đợt cấp, tránh dùng rượu chè, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống.

Nguyên tắc điều trị

- Tích cực tìm phản ứng nguyên để tránh.

- Kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da.

- Chú ý chế độ ăn : Ăn thức ăn lỏng nhẹ, kiêng muối trong đợt cấp, tránh dùng rượu chè, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống.

- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong đợt cấp, làm những việc thích hợp.

- Tránh dùng các loại thuốc mạnh, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng của bệnh nhân.

- Giải thích cho bệnh nhân không cọ, gãi, sát xà phòng, chích lể, hoặc bôi đắp lung tung.

Thuốc bôi toàn thân

Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà điều trị các thuốc bôi ngoài da cho phù hợp.

Thuốc bôi

- Giai đoạn cấp : Tẩm liệu tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế) sau đó ta dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết : Eosin, Milian, Nitrat bạc 0,25% -2%.

- Giai đoạn bán cấp : Dùng dạng kem như kem Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm...

- Giai đoạn mạn : mỡ corticoide, mỡ salycylé, hắc ín, ichtyol.

Thuốc toàn thân

Những thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa.

- Kháng Histamin: peritol, dimedrol, chlopheniramin, trexyl, allerry, astelong, histalong, hismanal.

- An thần : diazepam, seduxen.

Thuốc giải mẫn cảm

Vitamin C liều cao 1 đến 2gam/ ngày.

Vitamin liệu phòng : D 2, A, B2, B6, P, PP, F.

Khi hậu liệu pháp : Nghỉ ở vùng có nước suối khoáng hoặc ven biển.

Thuốc đông y

Corticoit có tác dụng nhanh nhưng dễ tái phát trở lại : nên chỉ dùng thuốc ở giai đoạn bán cấp và không nên kéo dài, dùng trong đợt : Viêm da tiếp xúc cấp điều trị ngắn ngày.

Giai đoạn cấp nên dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm.

Bệnh chàm đầu chi

Chàm đầu chi là loại bệnh ngoài da phổ biến và là bệnh thường gặp ở những vùng khí hậu nhiệt đới.

Biểu hiện

Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng nhưng thường có đặc điểm chung như: ngứa ngáy, khó chịu; mụn nước thành từng mảng, giới hạn không rõ, tiến triển thành từng đợt, dai dẳng và hay tái phát.

Bệnh thường tiến triển theo từng giai đoạn. Lúc đầu, mụn nước mọc rải rác hoặc tập trung ở rìa các ngón chân, tay hoặc kẽ chân với kích thước nhỏ như đầu đinh ghim, đôi khi to rõ như bọng nước, gây ngứa ngáy trên da.

Mỗi đợt có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần. Mụn nước có thể vỡ đi do bệnh nhân gãi hoặc vỡ tự nhiên. Đến giai đoạn này, mảng chàm lỗ chỗ nhiều vết trợt hình tròn còn gọi là giếng chàm (giai đoạn này dễ bị bội nhiễm). Huyết thanh chảy ra ngoài, nếu lấy bông hay giấy đắp lên thì huyết thanh sẽ tạo thành một mảng dày.

Dần dần, sự xuất tiết giảm, vảy tiết khô đọng rồi bong ra để lộ lớp da nhẵn bóng mỏng. Lớp da vừa tái tạo, tự rạn nứt, bong thành mảng dày hoặc vụn như cám, hoặc da dày lên, tăng sắc tố, có kẻ ô gọi là liken hóa.

Sau một thời gian khá lâu nếu không có mụn nước tái phát da sẽ trở lại bình thường không có sẹo, bởi vì tổn thương chỉ nằm ở lớp thượng bì.

Xử lý thế nào?

Khi mắc bệnh này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc bôi, uống.

Không nên tự mua thuốc về bôi vì có thể làm bệnh nặng thêm.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh các loại chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát... Người bệnh cũng tránh những loại giày dép có màu và cứng gây chà sát lên vùng da bị chàm.

Không được tự ý bóc da hay kỳ cọ vì sẽ dễ gây bội nhiễm. Bạn nên kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc chữa bệnh chàm

Với bệnh chàm và nhiều bệnh khác, việc chọn không đúng thuốc và dùng không đúng cách sẽ làm bệnh nặng thêm hoặc chí ít là không khỏi được. Có thể chia thuốc chữa chàm thành hai loại: thuốc dùng ngoài và dùng trong.

>> Chàm thể tạng ở trẻ em

1. Các thuốc dùng ngoài:

- Hồ nước: Dùng trong giai đoạn đầu, da mới đỏ, chảy nước ít, có tác dụng làm dịu da, đỡ ngứa. Sau 1-2 ngày, thay dạng thuốc khác.

- Dung dịch: Thường dùng dung dịch Jarish, natri clorid 0,9%; thuốc tím 0,001%; vioform 1%. Dùng trong giai đoạn chàm bán cấp. Dùng gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên nơi thương tổn. Không được dùng các dung dịch có axit boric cho trẻ em.

- Thuốc mỡ: Chỉ dùng trong giai đoạn chàm mạn tính. Việc dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp tính sẽ gây phản ứng mạnh.

Đối với thuốc bôi corticoid (có tác dụng chống viêm, ngứa), nên dùng dạng nhũ dịch có nước khi tổn thương không chảy nước hay giai đoạn bán cấp; dùng dạng mỡ ở giai đoạn mạn tính (da khô ráp, da dày có vảy). Trường hợp mạn tính phải dùng khá lâu dài (có thể từ 12-15 tuần). Nếu dùng lâu dài, corticoid có thể gây tai biến ở da.

2. Các thuốc dùng trong:

- Thuốc chống ngứa: Uống dung dịch natri bromid 2-3%, tiêm dung dịch novocain 1% dưới da, tĩnh mạch. Đơn giản hơn, nên dùng các thuốc kháng histamin. Có thể dùng cả thuốc an thần gây ngủ để chống ngứa về đêm.

- Thuốc chống bội nhiễm: Tùy theo tình trạng bội nhiễm, bác sĩ sẽ chọn lựa kháng sinh thích hợp.

Tóm lại, việc dùng thuốc cho bệnh chàm rất phức tạp. Bạn nên đi bác sĩ chuyên khoa da liễu khám kỹ một lần nữa để có đơn thuốc thích hợp. Nếu đúng là bạn mắc bệnh chàm, việc điều trị sẽ kéo dài, cần kiên trì chữa bệnh theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Chàm thể tạng ở trẻ em

Trẻ em bú sữa bò, ăn trứng làm bệnh chàm thể trạng nặng thêm.

>> Bệnh chàm có những thể nào ?

Chàm thể tạng là một loại bệnh viêm da thường gặp nhất. Bệnh có khuynh hướng xuất hiện trong những gia đình có người mắc phải các tình trạng được gọi là vấn đề thể tạng như sốt theo mùa, viêm mũi dị ứng hay suyễn.

Chàm thể tạng là một hiện tượng viêm bì - thượng bì, nguyên nhân rất phức tạp. Biểu hiện lâm sàng là những mảng hồng ban có mụn nước ngứa, bệnh kéo dài. Người bị bệnh thường có phản ứng với một số chất thường gặp hàng ngày như bụi nhà, phấn hoa và thức ăn (sữa, trứng, đồ biển...)

Chàm thể tạng ở trẻ em bắt đầu từ 3 - 6 tháng tuổi thường được gọi là lác sữa biểu hiện đầu tiên ở mặt. Không có quanh miệng, mắt. Bắt đầu mảng hồng ban tiến triển mụn nước, rỉ nước, vẩy tiết. Các mảng chàm có ranh giới không rõ, rất dễ bị nhiễm trùng thứ cấp. Bú sữa bò, ăn trứng làm bệnh nặng thêm. Các chuyên gia về bệnh ngoài da khuyên các cháu bị lác sữa không nên cho nhập viện vì môi trường bệnh viện dễ làm cho bé bị nhiễm trùng.

Sang thương của chàm thể tạng là một mảng hồng bang và mụn nước rịn nước. Bệnh nhân ngứa dữ dội, gãi ngay cả lúc ngủ. Điều trị giai đoạn này, ta nên dùng những dung dịch đắp ướt lên sang thương. Tắm nước ấm làm cho bệnh nhân đỡ ngứa.

Sang thương hồng, tróc vẩy, có những đường nứt mờ không rõ, bệnh nhân ngứa vừa phải, đau, châm chích và có cảm giác bỏng. Điều trị giai đoạn này, ta dùng những loại kem thoa lên sang thương. Sang thương là những mảng da dầy, tăng sừng, có vết trầy xước. Bệnh nhân ngứa vừa đến ngứa không chịu được. Nhưng bệnh nhân càng gãi da càng dày.

Điều trị giai đoạn này, ta dùng những loại mỡ tan sừng và cho bệnh nhân thuốc uống chống ngứa.

Nước làm khô da do đó không nên tắm quá lâu, không nên gãi, móng tay cắt ngắn. Bạn có thể sử dụng các chất làm ẩm da. Sử dụng quần áo nhẹ và bằng sợi bông. Tránh các chất và vật dụng làm da bạn nhạy cảm.

Nhớ dùng thuốc trong các đợt bệnh bộc phát. Điều quan trọng trong bệnh chàm là cắt đứt cái vòng lẩn quẩn: ngứa rồi gãi, thể tạng càng gãi càng ngứa.

Bị nhiễm trùng trong giai đoạn cấp có thể dùng Ampicilline, Amoclavic 2 gam mỗi ngày cho người lớn. Ngoài ra chúng ta có thể dùng Vitamin A, B1, B2, B6, B12, vitamin PP, vitamin C, vitamin E, Fulseed, Cystine B6, Hyposulfene.

Chống ngứa: Pheramine 4mg, Fastcet 10mg hay Clarityl 10mg. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định cụ thể.

Bệnh chàm và những điều cần biết

Chàm là một bệnh da dị ứng, xuất hiện do phản ứng viêm của biểu bì ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh hay gặp ở trẻ 2-4 tháng tuổi, có thể mang tính chất gia đình.

>> Bệnh Chàm là gì ?

Bệnh chàm thường diễn biến qua 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn cấp tính: Triệu chứng chính là các mụn nước chi chít tập trung trên một nền da đỏ, phù nề do bị viêm, ngứa nhiều vùng tổn thương. Sau đó các mụn nước này vỡ ra và chảy nước có màu vàng.

Giai đoạn bán cấp: Hiện tượng chảy nước vàng giảm dần, da bắt đầu hết phù, bớt đỏ.

Giai đoạn mạn tính: Các giai đoạn cấp và bán cấp kéo dài khoảng vài tháng. Nếu không được điều trị đúng thuốc, bệnh không khỏi sẽ trở thành mạn tính. Triệu chứng ngứa tăng lên, vì vậy bệnh nhân gãi nhiều làm cho da bị viêm, dày cộm, nếp da sâu xuống gọi là "giếng chàm". Các giếng chàm gây ngứa rất nhiều, nhất là ở trẻ em, làm cho các cháu quấy khóc nhiều về đêm. Nhiều bệnh nhân gãi đến mức gây chảy máu.

Các thể lâm sàng


Chàm thể tạng: Bao gồm 2 loại chính.

Chàm thể tạng ở trẻ em: Thường gặp ở trẻ đang bú mẹ, có thể gặp ngay những tháng đầu mới sinh, cũng có thể 2 hay 3 tháng tuổi. Tổn thương thường xuất hiện ở hai má, cằm, trán, mũi. Mụn nước sắp xếp thành từng đám, ranh giới không rõ ràng.

Chàm thể tạng ở người lớn: Bệnh có thể xuất hiện từ lúc nhỏ và dai dẳng đến tuổi trưởng thành; hoặc xuất hiện ở người trưởng thành trước đó chưa bị chàm lần nào. Vị trí hay gặp là mặt, lan ra cổ, thân mình, chân tay, các nếp gấp như vùng khoeo chân. Bệnh nhân có mụn nước, ngứa.

Chàm nhiễm khuẩn: Loại này có thể xuất hiện xung quanh các vết thương, vết bỏng, vết loét do giãn tĩnh mạch bị nhiễm khuẩn. Các vết chàm này hình dạng có bờ rõ, trên bề mặt của chúng có vảy tiết, dưới chúng là lớp da đỏ ướt và kèm theo những mụn nước tiết dịch.

Chàm da mỡ: Thường gặp ở người có da tăng tiết mỡ (tăng tiết chất bã), thường gặp ở vùng trước ngực, sau lưng, nhất là vùng ranh giới giữa hai xương bả vai, da đầu...

Chàm tiếp xúc: Do tiếp xúc với dị nguyên, hay gặp nhất trong một số nghề nghiệp như dệt len, thuộc da, công nghệ nhựa... Bệnh ở những người làm nghề trên gọi là bệnh nghề nghiệp. Loại chàm này còn gặp ở một số người bị dị ứng với chất cao su (đi dép cao su, dây rút quần bằng chất liệu cao su), da (dây đeo đồng hồ), nhựa (đi dép nhựa)...

Những trường hợp nghi chàm cần được khám kỹ và khi có điều kiện, nên xác định nguyên nhân gây chàm (dị nguyên) để việc điều trị thuận lợi hơn. Trong những trường hợp bị chàm tiếp xúc, cần loại bỏ chất gây nên bệnh chàm, ví dụ bị chàm do dây chun quần thì có thể thay bằng dây vải... Những trường hợp bị chàm nghề nghiệp nếu thay đổi được nghề thì nên thay đổi, hoặc chuyển làm các công việc không tiếp xúc trực tiếp với chất gây bệnh.

Nguyên tắc điều trị tại chỗ là dùng thuốc chống viêm, thuốc hút dịch và làm giảm ngứa cho bệnh nhân. Trong trường hợp chàm nhiễm khuẩn, nên cho thêm kháng sinh bôi tại chỗ. Đối với trẻ bị chàm nặng, nên cân nhắc trong việc cho thuốc an thần, kháng histamin (ví dụ sirô phenergan) để hạn chế ngứa gây khó chịu cho bệnh nhân.

Phòng chống bệnh chàm như thế nào

Thăm khám hỏi kỹ về tiền sử bệnh để tìm nguyên nhân, điều trị nguyên nhân là vấn đề lý tưởng của bệnh chàm, chẩn đoán đúng cũng là một phương pháp điều trị tích cực và điều trị đúng theo từng giai đoạn của bệnh.

1. Phòng bệnh cấp 0: là biện pháp nhằm loại trừ yếu tố nguy cơ hoặc không cho yếu tố nguy cơ xuất hiện, bao gồm các biện pháp tổ chức xã hội. Như tổ chức khám và phát hiện bệnh, phát hiện nguyên nhân bệnh để ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh. Giải quyết vấn đề môi trường, như các bệnh nghề nghiệp, chất xúc tác liên quan đến cơ địa của những người có cơ địa dị ứng.

2. Phòng bệnh cấp 1: là áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho người khỏe khỏi mắc bệnh, phòng bệnh tích cực cho bệnh nhân khi chưa bị bệnh: phải có một cơ thể khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt, kiêng những thức ăn đồ dùng kích thích: rượu chè, cà phê, thuốc lá, thức ăn sống. Không tiếp xúc với những chất dể gây dị ứng.

3. Phòng bệnh cấp 2 : Tăng cường phát hiện bệnh và giải quyết sớm các bệnh tật, điều trị bệnh đúng và có hiệu quả, hạn chế chuyển sang thể nặng, tàn phế.

Thăm khám hỏi kỹ về tiền sử bệnh để tìm nguyên nhân, điều trị nguyên nhân là vấn đề lý tưởng của bệnh chàm, chẩn đoán đúng cũng là một phương pháp điều trị tích cực và điều trị đúng theo từng giai đoạn của bệnh.

Tránh dùng các loại thuốc nặng, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng da của bệnh nhân. Giải thích cho bệnh nhân hiểu và hướng dẫn bệnh nhân phối hợp với thầy thuốc, phòng bệnh tích cực ngay cả khi đang điều trị, điều trị tốt cũng là một biện pháp phòng bệnh, giải thích cho bệnh nhân chế độ nghỉ ngơi ăn uống, những điều cần tránh khi đang bị bệnh và ngay cả khi lành bệnh.

4. Phòng bệnh cấp 3: Là việc áp dụng các biện pháp làm giảm và hạn chế tàn phế và phục hồi chức năng.

Bệnh chàm có những thể nào ?

Chàm thể tạng

Chàm thể tạng là thể thường gặp nhất và có liên hệ chặt chẽ với hen và sốt cỏ khô. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, thường có tính chất gia đình. Triệu chứng thường gặp nhất là ngứa, có thể không chịu nổi. Các triệu chứng khác gồm có khô da toàn thân, đỏ và viêm. Gãi liên tục có thể làm cho da trầy sước gây nhiễm trùng.

Chàm bội nhiễm có triệu chứng nứt da và rỉ dịch. Điều trị bao gồm thuốc làm mềm da để duy trì độ ẩm và steroids để giảm viêm.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng khi da tiếp xúc với một chất nào đó. Ví dụ, phản ứng dị ứng có thể xảy ra với nickel, đây là một kim loại thường gặp ở bông tai, khóa thắt lưng và nút quần jeans. Các phản ứng cũng có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với một số chất khác như nước hoa và cao su. Để phòng ngừa những phản ứng lặp lại, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với bất kỳ thứ gì mà bạn biết sẽ gây ra một vết dị ứng.

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Thể bệnh này gây ra do tiếp xúc thường xuyên với các chất trong cuộc sống hàng ngày như chất tẩy rửa và hóa chất mà gây kích ứng cho da. Bệnh thường xảy ra ở bàn tay, có thể ngăn ngừa bằng cách tránh các chất gây kích ứng và giữ ẩm cho da.

Chàm tiết bã trẻ em

Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân chính xác chưa rõ. Bệnh thường bắt đầu ở da đầu hay vùng tã lót và nhanh chóng lan rộng. Mặc dù bệnh trông có vẻ khó coi nhưng không gây đau hay ngứa và không làm cho trẻ khó chịu. Bình thường bệnh sẽ hết trong một vài tháng, nếu dùng một số loại kem và dầu tắm giữ ẩm bệnh sẽ cải thiện nhanh hơn.
Chàm tiết bã người lớn

Gặp ở tuổi 20 đến 40. Bệnh thường có ở da đầu dưới dạng gầu nhẹ, nhưng có thể lan đến mặt, tai và ngực. Da trở nên đỏ, viêm và bắt đầu bong vẩy. Bệnh được cho là do nấm gây ra. Nếu có viêm nhiễm, cần điều trị với một loại kem chống nấm.

Chàm ứ đọng

Bệnh ảnh hưởng chi dưới ở người trung niên hay lớn tuổi, do tuần hoàn tĩnh mạch kém. Vùng da quanh mắt cá thường bị, có những đốm nhỏ, ngứa, viêm. Điều trị với thuốc làm mềm da và kem steroids. Nếu không điều trị, da có thể nứt ra dẫn đến loét.

Chàm dạng đĩa

Thường gặp ở người lớn và xuất hiện đột ngột dưới dạng một vài sang thương da đỏ hình đồng xu, ở thân mình hay cẳng chân. Da trở nên ngứa và rỉ dịch. Bệnh thường điều trị với thuốc làm mềm da (và kem steroids nếu cần).

Bệnh Chàm là gì ?

Chàm là một bệnh da phổ biến, có trên khắp thế giới và là bệnh thường thấy nhất.
Các bệnh da xếp vào nhóm bệnh “chàm” tại hầu hết các quốc gia được dùng để chỉ một phạm trù riêng biệt lớn nhất trong các chẩn đoán bệnh ngoài da.

Khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam bệnh chàm chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da và là một trong những lý do hàng đầu khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh da liễu.

Chàm là một loại bệnh có sự phối hợp với những biến đổi về mặt địa lý, về chủng tộc và tính mạn của nó. Tỷ lệ tăng ở những quốc gia, ở vùng nhiệt đới. Tại London 18% chàm được tìm thấy trong các đối tượng đến khám bệnh. Một số điều tra về các bệnh da tại phòng khám tổng quát phát hiện 33% và 23% trong tất cả các trường hợp tại Glasgow và Oxford. Chàm chiếm 17% trong tất cả các bệnh tại Hylạp.

Bệnh chàm không gây tử vong, nhưng gây ngứa ngáy, hoặc khô căng da khó chịu, và bệnh thường xuyên tái phát tới lui nhiều lần trong đời, và, như một số căn bệnh da khác, chàm cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ.

Chàm là một bệnh da viêm, ngứa, không lây truyền, có thể ở dạng cấp, bán cấp hay mạn tính.

Biểu hiện về lâm sàng rất đa dạng nhưng nói chung bao giờ cũng có đặc tính sau:

- Về lâm sàng : có ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, tiến triển thành từng đợt, dai dẳng hay tái phát.

- Về giải phẫu bệnh lý : có thương tổn thuộc loại xốp bào.

- Về sinh bệnh học : người ta cho rằng hai yếu tố cơ bản phát sinh ra chàm là cơ địa dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hay ngoài vào cơ địa ấy. Cả hai yếu tố đều thay đổi nhiều ít tùy theo từng trường hợp.

Nguyên nhân

Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố : cơ địa và dị ứng nguyên.

1. Cơ địa

- Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình bệnh nhân có thể có người bị chàm, dị ứng, hen suyển. Có nhiều công trình mới đã chứng tỏ cơ địa là những biến đổi sinh vật, chuyển hóa các chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh

- Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận...

- Có thuyết cho rằng do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận, tiêu hóa nhưng chưa được chứng minh.

2. Dị ứng nguyên

- Các thuốc hay gây phản ứng : lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocid , penicillin, streptomycin.
- Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp : xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,...

- Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng : vi khuẩn, nấm, siêu vi.

- Các yếu tố môi trường sống : khói, bụi, lạnh, nóng, ẩm.

- Yếu tố tâm thần kinh cũng ảnh hưởng lên bệnh này, vì thế với một số người chàm cũng có thể nặng lên sau những chấn thương tâm lý, stress, lo âu căng thẳng.

Phân loại , diễn tiến và điều trị

Có nhiều hình thái, cách thức phân chia bệnh chàm.

Để đơn giản, chúng ta tạm chia làm hai loại chàm: chàm khô và chàm ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm).

Những người có biểu hiện chàm khô nứt nẻ, thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa...

Bệnh chàm có thể điều trị dứt điểm không?

Chàm không thể trị dứt hẳn được.

Việc điều trị là nhằm kiểm soát các cơn ngứa, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm các biểu hiện viêm da, làm da mềm mại và loại bỏ các mảng vẩy, các rãnh nứt và làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da.

Bệnh có những cơn thuyên giảm với những đợt tái phát cấp tính hay vẫn kéo dài kinh niên, ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Một số lời khuyên sau đây mang tính chất ngăn ngừa sự tái phát và trầm trọng của bệnh

- Những người mắc bệnh chàm cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, tìm và tránh tối đa những gì có thể là nguyên nhân gây bệnh cho mình như một số thức ăn, thuốc uống, mỹ phẩm, trang sức, xà phòng, hóa chất tẩy rửa, thuốc nhuộm... đồng thời cũng cần biết cách chế ngự stress, và luôn thực hiện theo đơn bác sĩ.

- Bên cạnh đó, ta cần thường xuyên thoa các chất giữ ẩm, làm mềm da và nên chọn các chất không màu, không mùi. Các chất này có thể thoa xen kẽ với các thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn và khi bệnh thuyên giảm, vẫn tiếp tục sử dụng thường xuyên mỗi ngày.

+ Với trường hợp chàm ướt, bệnh nhân thường được khuyên dùng thuốc tím pha loãng để ngâm rửa thương tổn, thoa các dung dịch màu như màu xanh Methylene, màu đỏ Eosine, màu tím Gentian...

+ Với những người bị chàm làm nứt nẻ ở bàn chân, gót chân thì việc bảo vệ bàn chân khỏi nguồn không khí lạnh như mang vớ mềm và thoa liên tục các chất giữ ẩm để làm mềm da là rất cần thiết.

- Các loại thuốc uống giúp an thần, giảm ngứa, giải mẫn cảm, kháng sinh hoặc các loại thuốc thoa có chứa chất corticosteroid, chất điều hòa miễn dịch, chất tiêu sừng... sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn tùy theo tuổi tác, cơ địa bệnh nhân, vị trí thương tổn, nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ, giai đoạn bệnh...

- Vì tính cách đa dạng kèm theo diễn tiến phức tạp của bệnh với nhiều loại thuốc cần phải sử dụng, nhiều phương pháp điều trị cũng như bác sĩ chuyên khoa cần phải được xem bệnh trực tiếp mới có thể có chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh , lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân là : nên được bác sĩ chuyên khoa Da Liễu khám bệnh trực tiếp và cho chỉ định điều trị, kèm theo những hướng dẫn chăm sóc vùng da bị tổn thương và phòng ngừa biến chứng, phòng ngừa bệnh tái phát.