Hiển thị các bài đăng có nhãn tìm hiểu về bệnh chàm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tìm hiểu về bệnh chàm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Chàm thể tạng ở trẻ em

Trẻ em bú sữa bò, ăn trứng làm bệnh chàm thể trạng nặng thêm.

>> Bệnh chàm có những thể nào ?

Chàm thể tạng là một loại bệnh viêm da thường gặp nhất. Bệnh có khuynh hướng xuất hiện trong những gia đình có người mắc phải các tình trạng được gọi là vấn đề thể tạng như sốt theo mùa, viêm mũi dị ứng hay suyễn.

Chàm thể tạng là một hiện tượng viêm bì - thượng bì, nguyên nhân rất phức tạp. Biểu hiện lâm sàng là những mảng hồng ban có mụn nước ngứa, bệnh kéo dài. Người bị bệnh thường có phản ứng với một số chất thường gặp hàng ngày như bụi nhà, phấn hoa và thức ăn (sữa, trứng, đồ biển...)

Chàm thể tạng ở trẻ em bắt đầu từ 3 - 6 tháng tuổi thường được gọi là lác sữa biểu hiện đầu tiên ở mặt. Không có quanh miệng, mắt. Bắt đầu mảng hồng ban tiến triển mụn nước, rỉ nước, vẩy tiết. Các mảng chàm có ranh giới không rõ, rất dễ bị nhiễm trùng thứ cấp. Bú sữa bò, ăn trứng làm bệnh nặng thêm. Các chuyên gia về bệnh ngoài da khuyên các cháu bị lác sữa không nên cho nhập viện vì môi trường bệnh viện dễ làm cho bé bị nhiễm trùng.

Sang thương của chàm thể tạng là một mảng hồng bang và mụn nước rịn nước. Bệnh nhân ngứa dữ dội, gãi ngay cả lúc ngủ. Điều trị giai đoạn này, ta nên dùng những dung dịch đắp ướt lên sang thương. Tắm nước ấm làm cho bệnh nhân đỡ ngứa.

Sang thương hồng, tróc vẩy, có những đường nứt mờ không rõ, bệnh nhân ngứa vừa phải, đau, châm chích và có cảm giác bỏng. Điều trị giai đoạn này, ta dùng những loại kem thoa lên sang thương. Sang thương là những mảng da dầy, tăng sừng, có vết trầy xước. Bệnh nhân ngứa vừa đến ngứa không chịu được. Nhưng bệnh nhân càng gãi da càng dày.

Điều trị giai đoạn này, ta dùng những loại mỡ tan sừng và cho bệnh nhân thuốc uống chống ngứa.

Nước làm khô da do đó không nên tắm quá lâu, không nên gãi, móng tay cắt ngắn. Bạn có thể sử dụng các chất làm ẩm da. Sử dụng quần áo nhẹ và bằng sợi bông. Tránh các chất và vật dụng làm da bạn nhạy cảm.

Nhớ dùng thuốc trong các đợt bệnh bộc phát. Điều quan trọng trong bệnh chàm là cắt đứt cái vòng lẩn quẩn: ngứa rồi gãi, thể tạng càng gãi càng ngứa.

Bị nhiễm trùng trong giai đoạn cấp có thể dùng Ampicilline, Amoclavic 2 gam mỗi ngày cho người lớn. Ngoài ra chúng ta có thể dùng Vitamin A, B1, B2, B6, B12, vitamin PP, vitamin C, vitamin E, Fulseed, Cystine B6, Hyposulfene.

Chống ngứa: Pheramine 4mg, Fastcet 10mg hay Clarityl 10mg. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định cụ thể.

Bệnh Chàm là gì ?

Chàm là một bệnh da phổ biến, có trên khắp thế giới và là bệnh thường thấy nhất.
Các bệnh da xếp vào nhóm bệnh “chàm” tại hầu hết các quốc gia được dùng để chỉ một phạm trù riêng biệt lớn nhất trong các chẩn đoán bệnh ngoài da.

Khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam bệnh chàm chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da và là một trong những lý do hàng đầu khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh da liễu.

Chàm là một loại bệnh có sự phối hợp với những biến đổi về mặt địa lý, về chủng tộc và tính mạn của nó. Tỷ lệ tăng ở những quốc gia, ở vùng nhiệt đới. Tại London 18% chàm được tìm thấy trong các đối tượng đến khám bệnh. Một số điều tra về các bệnh da tại phòng khám tổng quát phát hiện 33% và 23% trong tất cả các trường hợp tại Glasgow và Oxford. Chàm chiếm 17% trong tất cả các bệnh tại Hylạp.

Bệnh chàm không gây tử vong, nhưng gây ngứa ngáy, hoặc khô căng da khó chịu, và bệnh thường xuyên tái phát tới lui nhiều lần trong đời, và, như một số căn bệnh da khác, chàm cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ.

Chàm là một bệnh da viêm, ngứa, không lây truyền, có thể ở dạng cấp, bán cấp hay mạn tính.

Biểu hiện về lâm sàng rất đa dạng nhưng nói chung bao giờ cũng có đặc tính sau:

- Về lâm sàng : có ngứa, có mụn nước sắp xếp thành từng mảng giới hạn không rõ, tiến triển thành từng đợt, dai dẳng hay tái phát.

- Về giải phẫu bệnh lý : có thương tổn thuộc loại xốp bào.

- Về sinh bệnh học : người ta cho rằng hai yếu tố cơ bản phát sinh ra chàm là cơ địa dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hay ngoài vào cơ địa ấy. Cả hai yếu tố đều thay đổi nhiều ít tùy theo từng trường hợp.

Nguyên nhân

Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố : cơ địa và dị ứng nguyên.

1. Cơ địa

- Có thể có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình bệnh nhân có thể có người bị chàm, dị ứng, hen suyển. Có nhiều công trình mới đã chứng tỏ cơ địa là những biến đổi sinh vật, chuyển hóa các chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh

- Các tác nhân kích thích bên trong, kèm theo có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận...

- Có thuyết cho rằng do rối loạn thần kinh vận mạch, rối loạn chức năng thận, tiêu hóa nhưng chưa được chứng minh.

2. Dị ứng nguyên

- Các thuốc hay gây phản ứng : lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocid , penicillin, streptomycin.
- Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp : xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,...

- Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng : vi khuẩn, nấm, siêu vi.

- Các yếu tố môi trường sống : khói, bụi, lạnh, nóng, ẩm.

- Yếu tố tâm thần kinh cũng ảnh hưởng lên bệnh này, vì thế với một số người chàm cũng có thể nặng lên sau những chấn thương tâm lý, stress, lo âu căng thẳng.

Phân loại , diễn tiến và điều trị

Có nhiều hình thái, cách thức phân chia bệnh chàm.

Để đơn giản, chúng ta tạm chia làm hai loại chàm: chàm khô và chàm ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm).

Những người có biểu hiện chàm khô nứt nẻ, thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà bông, chất tẩy rửa...

Bệnh chàm có thể điều trị dứt điểm không?

Chàm không thể trị dứt hẳn được.

Việc điều trị là nhằm kiểm soát các cơn ngứa, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm các biểu hiện viêm da, làm da mềm mại và loại bỏ các mảng vẩy, các rãnh nứt và làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da.

Bệnh có những cơn thuyên giảm với những đợt tái phát cấp tính hay vẫn kéo dài kinh niên, ảnh hưởng không ít đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Một số lời khuyên sau đây mang tính chất ngăn ngừa sự tái phát và trầm trọng của bệnh

- Những người mắc bệnh chàm cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, tìm và tránh tối đa những gì có thể là nguyên nhân gây bệnh cho mình như một số thức ăn, thuốc uống, mỹ phẩm, trang sức, xà phòng, hóa chất tẩy rửa, thuốc nhuộm... đồng thời cũng cần biết cách chế ngự stress, và luôn thực hiện theo đơn bác sĩ.

- Bên cạnh đó, ta cần thường xuyên thoa các chất giữ ẩm, làm mềm da và nên chọn các chất không màu, không mùi. Các chất này có thể thoa xen kẽ với các thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn và khi bệnh thuyên giảm, vẫn tiếp tục sử dụng thường xuyên mỗi ngày.

+ Với trường hợp chàm ướt, bệnh nhân thường được khuyên dùng thuốc tím pha loãng để ngâm rửa thương tổn, thoa các dung dịch màu như màu xanh Methylene, màu đỏ Eosine, màu tím Gentian...

+ Với những người bị chàm làm nứt nẻ ở bàn chân, gót chân thì việc bảo vệ bàn chân khỏi nguồn không khí lạnh như mang vớ mềm và thoa liên tục các chất giữ ẩm để làm mềm da là rất cần thiết.

- Các loại thuốc uống giúp an thần, giảm ngứa, giải mẫn cảm, kháng sinh hoặc các loại thuốc thoa có chứa chất corticosteroid, chất điều hòa miễn dịch, chất tiêu sừng... sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn tùy theo tuổi tác, cơ địa bệnh nhân, vị trí thương tổn, nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ, giai đoạn bệnh...

- Vì tính cách đa dạng kèm theo diễn tiến phức tạp của bệnh với nhiều loại thuốc cần phải sử dụng, nhiều phương pháp điều trị cũng như bác sĩ chuyên khoa cần phải được xem bệnh trực tiếp mới có thể có chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh , lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân là : nên được bác sĩ chuyên khoa Da Liễu khám bệnh trực tiếp và cho chỉ định điều trị, kèm theo những hướng dẫn chăm sóc vùng da bị tổn thương và phòng ngừa biến chứng, phòng ngừa bệnh tái phát.