Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị chàm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điều trị chàm. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Những câu hỏi thường gặp về bệnh chàm

Nguyên nhân của bệnh chàm là gì?

Nguyên nhân của bệnh có nhiều và thay đổi, tùy thuộc vào thể bệnh của bệnh nhân. Chàm thể tạng được cho là một tình trạng có liên quan đến di truyền. Người bệnh chàm thể tạng nhạy cảm với các dị ứng nguyên trong môi trường, trong khi các chất này lại vô hại đối với người khác.

>> Sẹo chàm và bí quyết xóa bay sẹo chàm

Những câu hỏi thường gặp về bệnh chàm - http://tricham.blogspot.com

Người bệnh có phản ứng miễn dịch quá mức làm cho da viêm, kích ứng và rát. Những bệnh cơ địa có liên quan đến chàm thể tạng gồm có hen và sốt cỏ khô.

Các thể chàm khác gây ra bởi chất kích ứng như hóa chất hay chất tẩy rửa, chất gây dị ứng như nickel và nhiễm nấm. Ở những người lớn tuổi, chàm có thể do các vấn đề về tuần hoàn máu. Nguyên nhân gây ra một số thể bệnh chàm vẫn chưa được giải thích, người ta chỉ mới phát hiện ra mối liên hệ giữa bệnh với các yếu tố môi trường và stress.

Chàm có những thể bệnh nào?

Chàm thể tạng

Chàm thể tạng là thể thường gặp nhất và có liên hệ chặt chẽ với hen và sốt cỏ khô. Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, thường có tính chất gia đình. Triệu chứng thường gặp nhất là ngứa, có thể không chịu nổi. Các triệu chứng khác gồm có khô da toàn thân, đỏ và viêm. Gãi liên tục có thể làm cho da trầy sước gây nhiễm trùng.

Chàm bội nhiễm có triệu chứng nứt da và rỉ dịch. Điều trị bao gồm thuốc làm mềm da để duy trì độ ẩm và steroids để giảm viêm.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng khi da tiếp xúc với một chất nào đó. Ví dụ, phản ứng dị ứng có thể xảy ra với nickel, đây là một kim loại thường gặp ở bông tai, khóa thắt lưng và nút quần jeans. Các phản ứng cũng có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với một số chất khác như nước hoa và cao su. Để phòng ngừa những phản ứng lặp lại, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với bất kỳ thứ gì mà bạn biết sẽ gây ra một vết dị ứng.

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Thể bệnh này gây ra do tiếp xúc thường xuyên với các chất trong cuộc sống hàng ngày như chất tẩy rửa và hóa chất mà gây kích ứng cho da. Bệnh thường xảy ra ở bàn tay, có thể ngăn ngừa bằng cách tránh các chất gây kích ứng và giữ ẩm cho da.

Chàm tiết bã trẻ em

Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân chính xác chưa rõ. Bệnh thường bắt đầu ở da đầu hay vùng tã lót và nhanh chóng lan rộng. Mặc dù bệnh trông có vẻ khó coi nhưng không gây đau hay ngứa và không làm cho trẻ khó chịu. Bình thường bệnh sẽ hết trong một vài tháng, nếu dùng một số loại kem và dầu tắm giữ ẩm bệnh sẽ cải thiện nhanh hơn.

Chàm tiết bã người lớn

Gặp ở tuổi 20 đến 40. Bệnh thường có ở da đầu dưới dạng gầu nhẹ, nhưng có thể lan đến mặt, tai và ngực. Da trở nên đỏ, viêm và bắt đầu bong vẩy. Bệnh được cho là do nấm gây ra. Nếu có viêm nhiễm, cần điều trị với một loại kem chống nấm.

Chàm ứ đọng

Bệnh ảnh hưởng chi dưới ở người trung niên hay lớn tuổi, do tuần hoàn tĩnh mạch kém. Vùng da quanh mắt cá thường bị, có những đốm nhỏ, ngứa, viêm. Điều trị với thuốc làm mềm da và kem steroids. Nếu không điều trị, da có thể nứt ra dẫn đến loét.

Chàm dạng đĩa

Thường gặp ở người lớn và xuất hiện đột ngột dưới dạng một vài sang thương da đỏ hình đồng xu, ở thân mình hay cẳng chân. Da trở nên ngứa và rỉ dịch. Bệnh thường điều trị với thuốc làm mềm da (và kem steroids nếu cần).

Có chữa khỏi bệnh chàm được không?

Hiện tại, chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn bệnh chàm mặc dù các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu và có những phát hiện mới về bệnh. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm bớt khó chịu do bệnh đem lại. Phổ điều trị rộng rãi dễ tìm, hoặc thuốc không kê toa ở nhà thuốc hoặc thuốc cần có toa của bác sĩ. Nhiều loại thuốc điều trị hỗ trợ sẵn có, đem lại kết quả cho một số người. Ngoài ra, cần giảm thiểu dị ứng nguyên môi trường thường gặp trong nhà.

Một trẻ bệnh chàm, lớn lên có hết bệnh?

Không có đảm bảo rằng một đứa trẻ mắc bệnh khi lớn lên sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy 60-70% bệnh nhi hầu như hết bệnh khi chúng lên đến khoảng 15 tuổi.

Điều trị bệnh chàm như thế nào?

Có một số phương pháp điều trị bệnh chàm, tất cả đều phải bắt đầu với việc chăm sóc da hằng ngày hiệu quả.

Chất làm mềm da

Chất làm mềm da cần thiết để giảm mất nước qua da, ngăn ngừa sự khô da thường liên quan đến chàm. Có một lớp bảo vệ, da bớt khô, bớt ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn. Chất làm mềm da an toàn khi sử dụng thường xuyên và có nhiều dạng: dạng mỡ cho da rất khô, dạng kem và dung dịch cho chàm thể nhẹ đến trung bình hay chàm tiết dịch.

Một số loại được bôi trực tiếp vào da, trong khi số khác dùng dạng thay thế cho xà phòng hoặc thêm vào nước tắm. Chất làm mềm da có sẵn trên thị trường rất nhiều và có thể thử một vài loại trước khi tìm ra loại phù hợp nhất cho mình. Trước tiên nên thử một lượng nhỏ trên da bởi vì có một số người nhạy cảm với các chất chứa trong chất làm mềm da.

Steroids bôi

Khi bệnh có thể kiểm soát được thì chỉ cần chất làm mềm da. Tuy nhiên, ở những đợt bùng phát, khi da trở nên viêm thì cần sử dụng một loại kem steroids. Thuốc steroids bôi có 4 mức độ: nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh. Độ mạnh của steroids điều trị tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân, độ nặng của bệnh, diện tích vùng cơ thể cần bôi. Bôi steroids một lớp mỏng lên vùng da bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh sẽ được đánh giá đều đặn. Chỉ nên sử dụng thuốc steroids mà bác sĩ kê toa cho chính mình, không nên mượn một thuốc bôi không phù hợp của người khác. Nhiều người băn khoăn về việc sử dụng steroids và tác dụng phụ của chúng. Nếu steroids dùng hợp lý và theo chỉ dẫn của bác sĩ thì khả năng gây tác dụng phụ là rất hiếm. Các tác dụng phụ được báo cáo phần lớn là do sử dụng loại rất mạnh trong thời gian dài.

Steroids uống

Steroids uống đôi khi được sử dụng trong những trường hợp rất nặng và dưới hướng dẫn của một bác sĩ chuyên khoa da liễu, khi mà steroids bôi tỏ ra kém hiệu quả. Bác sĩ nên theo dõi kỹ các tác dụng phụ khi điều trị.

Thuốc điều hòa miễn dịch bôi

Đây là những thuốc mới đã có để điều trị bệnh chàm thể tạng.

Các điều trị khác

Kháng Histamine giảm ngứa, viêm. Băng ướt để làm dịu da khô ngứa. Đối với chàm rất nặng, có thể xem xét sử dụng ánh sáng cực tím và các thuốc mạnh hơn.

Cần phải làm gì để giảm bệnh?

Cùng với các phương pháp điều trị trên, có một số cách khác giúp giảm độ nặng của bệnh. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng một phương pháp có hiệu quả với bệnh nhân này nhưng không phải cũng tốt với bệnh nhân khác.

Giảm ngứa

Đối với trẻ em, ngứa do chàm đặc biệt khó chịu. Có nhiều phương pháp giảm ngứa và hạn chế tổn thương da do gãi. Quần áo và nệm giường bằng vải cotton sẽ giữ cho da mát và thông thoáng, trong khi sợi tổng hợp và len có thể gây kích ứng. Móng tay chân của trẻ nên được cắt ngắn. Các hoạt động ban ngày là cách tốt nhất giảm số lần gãi. Vào ban đêm, nên đeo cho trẻ các găng tay bằng cotton để giảm tổn thương da do gãi trong lúc ngủ.

Giảm ảnh hưởng của mạt bụi nhà

Những người bệnh chàm thể tạng có thể bị ảnh hưởng bởi các dị nguyên của con mạt bụi nhà. Con mạt phát triển ở môi trường ấm và ẩm, thích sống trên giường, nệm, màn cửa, tấm thảm. Người ta tin rằng giảm số lượng mạt bụi nhà có thể giảm bệnh. Nên hút bụi đều đặn và hiệu quả, chống ẩm và làm sạch bụi giường chiếu, nệm.

Việc thay đổi chế độ ăn có giúp ích gì không?

Vai trò của chế độ ăn trong xử trí bệnh chàm chưa được chắc chắn. Những thay đổi nói chung trong chế độ ăn chỉ nên được xem xét trong các trường hợp nặng, khi mà điều trị thường quy thất bại.

Phương pháp có thể khá hữu ích ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi thay đổi chế độ ăn của một bệnh nhi, cần phải có ý kiến của chuyên gia về dinh dưỡng để chắc rằng đứa trẻ vẫn nhận đủ dinh dưỡng hàng ngày. Đôi khi cần có một nhật ký chính xác về thức ăn đã ăn trong ngày và tình trạng bệnh. Đây là một chủ đề lớn và phức tạp.

Q/c : Phân phối đặc sản Mực rim me Nha Trang tại Hà Nội giá tốt nhất, SĐT : 0985.350.352

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Búp bàng chữa chàm cho bé

Hồi đầu tháng 9 vừa rồi, thời tiết khô hanh làm cho da Ku Bo nhà em bị khô, nổi mẩn đỏ một vùng tròn tròn trên má, sần sần lên trông thương lắm ạ.

>> Thuốc nam chữa bệnh chàm

Búp bàng non chữa chàm cho bé - http://tricham.blogspot.com
Búp bàng non chữa chàm cho bé
Em tính đi mua thuốc nẻ về bôi cho con nhưng mẹ em lại bảo là vết tròn tròn thế trông giống như bị chàm. Cứ khi nào có vấn đề gì là em lại tìm đến Bác Google, hi hi nhờ Bác ý mà em đã tìm được phương thuốc chữa chàm da hoặc da khô nẻ cho bé từ "Búp bàng", em làm theo chỉ dẫn sau 3 ngày là mặt Ku Bo nhà em lại trắng hồng như thường, em mừng lắm các mẹ ạ.

Em làm thế này ạ, cứ tối đến 2 vợ chồng em đi quanh hồ Văn Chương (gần nhà em ở) hi may quá ở đây có nhiều cây bàng, vợ chồng em tha hồ hái trộm , em mang về rửa sạch với nước muối loãng, sau đó cho vào cối giã, khi giã các mẹ nhớ cho thêm 1 vài hạt muối tinh nhé (các mẹ nhớ là cho ít thôi không sẽ làm rát mặt bé ạ).

Giã xong chắt lấy nước chấm lên vết chàm, hoặc vết nẻ của bé. Mẹ em thường bôi cho bé khi bé đi ngủ, để qua sáng rửa sạch mặt cho bé, đến trưa bé ngủ mẹ em lại bôi thêm lần nữa.

Ngày bôi 2 lần, buổi trưa và buổi tối khi bé ngủ. Bài thuốc này rất hiệu nghiệm với Ku Bo nhà em, ngày thứ nhất vết nẻ se se lại, ngày thứ 2 thì mờ dần, đến ngày thứ 3 thì Ku nhà em khỏi hẳn, lại trắng chẻo, xinh xắn.

Các mẹ lưu ý : Rửa sạch búp bàng, sau đó ngâm với nước muối loãng, rửa sạch lại bằng nước sạch một lần nữa. Dụng cụ để giã búp bàng cũng phải vệ sinh sạch sẽ.

Hi mẹ em thường không giã búp bàng đâu ạ mà mẹ em hay nhai trực tiếp rồi bôi lên vùng da bị nẻ của Ku nhà em luôn. Vì Mẹ già rồi nên ngại leo lên cầu thang lên xuống, nhưng trộm vía Ku nhà em rất hợp với phương thuốc này. He he cũng kể từ đó, Ba của Ku Bo mới công nhận là em khéo chăm sóc con !

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Củ khoai tây tươi chữa chàm

Chàm còn gọi là eczéma, là một bệnh khó chữa, nhất là chàm sơ sinh. Xin mách bạn cách chữa đơn giản, không tốn tiền, không độc hại mà có hiệu quả cao bằng củ khoai tây tươi làm thuốc đắp (hoặc bôi) ngoài, kết hợp với thuốc uống tiêu độc.

Khoai tây tươi có tác dụng trị bệnh chàm - http://tricham.blogspot.com
Khoai tây tươi có tác dụng trị bệnh chàm
>> Sẹo chàm và bí quyết xóa bay sẹo chàm

Cách chế thuốc đắp, thuốc bôi.

Chọn củ khoai tây tươi, vỏ vàng, nguyên vẹn, không có mầm, không có chỗ vỏ xanh. Rửa sạch (tránh bong vỏ), nhúng củ khoai tây (thật nhanh) vào nước sôi để khử trùng. Cối, chày, dao khử trùng bằng cách đốt trên ngọn lửa xanh (bếp ga hoặc bông thấm cồn 90 o). Túi vải để vắt nước, khử trùng bằng cách luộc sôi 15 phút. Tay rửa sạch, dùng cồn 70 độ bôi khử trùng.

Cắt nhỏ củ khoai, nghiền thành bột mịn để làm thuốc đắp. Nếu làm thuốc bôi thì cho bột khoai tây nghiền vào túi vải, vắt ép lấy nước. Cho nước ép vào lọ đã tiệt trùng, có nút kín.

Trẻ 3 tuổi trở lên và người lớn: dùng thuốc đắp.

Trẻ sơ sinh và dưới 3 tuổi: dùng thuốc bôi.

Cách dùng thuốc đắp, thuốc bôi.

Thuốc bôi: Bôi lên chỗ chàm của bé ( sau khi đã rửa sạch bằng nước vối hoặc nước chè xanh), cứ 60 phút bôi một lần (trừ lúc bé ngủ) trong 10 - 15 ngày.

Thuốc đắp: Đắp bột khoai tây tươi kín chỗ bị chàm, băng lại tránh bột rơi ra ngoài, để trong 72 giờ (3 ngày đêm) mới mở băng ra. Chàm sẽ khô, lên da non. Đắp tiếp như thế 2 - 3 lần. Sau 9 - 12 ngày đắp thuốc, uống thuốc tiêu độc là khỏi chàm.

Thuốc tiêu độc: Gồm có: Kim ngân hoa 20g, huyền sâm 20g, bồ công anh 15g, liên kiều 15g, quả ké đầu ngựa già, sao cháy gai giã dập 20g. Sắc nước 3 lần, lấy 2 bát thuốc cho 50 g đường đỏ vào đun sôi (uống 10- 15 thang).

Liều dùng: Trẻ 3 - 5 tuổi, 1/4 lượng thuốc trên, ngày uống 3 lần. Trẻ 6 - 10 tuổi, 1/2 lượng thuốc trên, ngày uống 3 lần. Từ 12 tuổi, người lớn dùng cả lượng thuốc trên, ngày uống 3 lần.

Trẻ nhỏ còn bú: Mẹ uống cả lượng thuốc trên, ngày uống 3 lần. Trước khi mẹ uống thuốc cho con uống 1 - 2 thìa cà phê thuốc.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Cách chữa bệnh chàm khô

Các bạn quan tâm đến bệnh chàm khô, sau đây tôi xin giới thiệu sơ lược về bệnh chàm hay nói cách khác là bệnh viêm da cơ địa. Các bạn đang xem bài viết cách chữa bệnh chàm khô

Lưu ý : Tài liệu này được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet, nên chỉ mang tính chất tham khảo, để rõ hơn về căn bệnh các bạn nên đến trung tâm hoặc tốt nhất là bệnh da liểu. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết.

Tham khảo 1 : Một bài viết trên phần sức khỏe của báo mới về cách chữa bệnh chàm khô.

Cháu 17 tuổi. Cách đây một năm, trên tay và lưng cháu xuất hiện những nốt sần như bị hắc lào nhưng ít ngứa và không có hình đồng xu giống hắc lào. Khi đi khám, bác sĩ da liễu nói cháu bị chàm khô và cho bôi thuốc ngoài da được một thời gian nhưng không khỏi.

Mỗi lần bôi thuốc cháu lại thấy vùng da nổi sẩn, ngứa hơn và đến bây giờ lại bị loang da chỗ khác (tuy không nhiều), chỉ thi thoảng khi thời tiết hanh khô và những lúc đổ nhiều mồ hôi, cháu mới thấy ngứa, lúc gãi những vết sẩn đó mới hiện ra rõ hơn, bình thường chạm tay vào thấy như bị nổi da gà. Xin hỏi bác sĩ những triệu chứng của cháu là bệnh gì và nên dùng thuốc nào để chữa trị?

Trả lời:

Những biểu hiện mà bạn mô tả là do bị chàm khô. Chàm khô là tình trạng viêm da do da quá khô và nứt nẻ, thường là do dị ứng và cơ địa. Việc điều trị chỉ giúp hồi phục tình trạng da, và tránh tái phát bằng cách không tiếp xúc với dị ứng nguyên chứ không chữa được tận gốc.

Bệnh thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông. Thời tiết hanh khô và đổ mồ hôi là một trong những nguyên nhân gây da khô ngứa và viêm da.Tùy vào giai đoạn và tình trạng da mà có các chỉ định dùng thuốc khác nhau.

- Ở giai đoạn cấp: Da có tình trạng viêm cấp biểu hiện hồng ban, phù nề tiết dịch và đóng mài; bôi dung dịch sát trùng như Milian, Eosin 2%.

- Giai đoạn bán cấp: Khi da khô nứt, dùng thuốc bôi dạng kem có corticoid nhẹ như Ellome, Eumovat nhưng không dùng kéo dài và ngưng sau khi sang thương khỏi (khoảng 2 tuần).

-Giai đoạn khô da: Dùng các thuốc bôi làm mềm và chống khô da như Ellgy, Softyna.

Để tránh bệnh tái phát, bạn cần:

- Tránh không tắm nhiều bằng nước nóng với xà phòng.

- Không tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, như nước rửa chén, hóa chất.

- Không ăn các thức ăn gây kích thích, dị ứng như rượu bia, thức ăn chua cay, cá biển, tôm cua…

- Hạn chế cào gãi khi ngứa, có thể dùng thuốc kháng histamine uống để giảm ngứa.

- Dùng các dung dịch tẩy rửa nhẹ để tắm hoặc rửa tay như Saforell, phytogel, cetaphil lotion…

Nếu bạn đã khám ở bác sĩ da liễu nhưng khi bôi thuốc bị ngứa và nổi sẩn, cũng có thể do bạn dị ứng với một trong những dung môi của thuốc. Bạn nên đến khám lại ở Bệnh viện Da liễu để được theo dõi và điều trị.

Một dẫn chứng về cách chữa bệnh chàm khô khác trên một diễn đàn :

Tôi bị mắc bệnh này đã mấy năm ở đầu ngón tay, đi khám da liễu bác sỹ kê thuốc chữa bệnh CHÀM KHÔ (eczema chronique) và đã cho thuốc.

Triệu chứng là đầu ngón tay cứng lại như sừng, thỉnh thoảng bị nứt, không quá đau nhưng rất khó chịu. Mỗi lần bôi thuốc trị thì nó chỉ mềm lại lúc mới bôi thuốc, sau đó thuốc khô rồi thì còn khó chịu hơn, cảm giác như một lớp da ngoài co cứng lại tách hẳn lớp thịt bên trong, ấn mạnh nó lún lên lún xuống nhìn rất buồn cười.

Thành ra tôi không bôi thuốc thường xuyên lắm, thử khám và bôi mấy loại thuốc đều không thấy khỏi. Mặc dù tôi kiêng động đến xà phòng và chất tẩy rửa một cách tối đa vẫn chẳng xử lý dứt điểm được.

Vậy nếu ai có bí quyết điều trị nào xin thỉnh giáo với ạ?

Trả lời :

Chị V ơi, hôm nọ em đọc đc một bài báo nó dạy là lấy khoai tây, rửa thật sạch, rồi giã nát với tỏi, lấy gạc đắp để khoảng 3 ngày (cái này thì hơi khó ấy nhỉ).

Cho đến khi khô thì bóc ra, cứ thế mấy lần là khỏi. Nhưng mà em chưa thử vì buộc thế thì còn gõ bàn phím thế quái nào đc nữa, em bôi bừa bằng kem nghệ thì thấy cũng đỡ đỡ. chị cũng thử xem sao!

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Có thể điều trị tận gốc bệnh chàm?

Bệnh chàm là bệnh da dị ứng có tính cách gia đình, thường hay tái phát.

>> Thuốc chữa bệnh chàm

Bệnh thường xuất hiện từ bé cho đến 12 tuổi, sau đó sẽ tự khỏi. Nếu không tự khỏi, bệnh nhân cần được điều trị sớm khi bệnh tái phát nhằm tránh để lại thẹo xấu. Riêng chàm ở bộ phận sinh dục là một bệnh khó điều trị vì nằm ở vùng kín trong cơ thể.

Sau khi điều trị đợt bộc phát của bệnh, bệnh nhân cần kiêng cữ những yếu tố có thể gây tái phát như thức ăn gây dị ứng... Bệnh có thể giải quyết dứt điểm và lâu dài trong một số trường hợp khi sử dụng thuốc Histaglobine. Cách điều trị này thành công phần lớn trong các trường hợp chàm thể tạng, nếu tái phát thì bệnh chỉ tái phát ở mức độ nhẹ và dễ điều trị.

Ngoài ra trong thư bạn có hỏi về vết rạn ở bẹn, đúng là do tác dụng phụ của thuốc corticoid. Bạn cần ngưng tất cả các loại thuốc này và ngay cả Fucicort cũng là thuốc có chứa corticoid, không nên sử dụng khi đã có tác dụng phụ. Bạn nên đi tái khám để được điều trị bằng sinh tố PP, thuốc kháng histamine...

Nếu thương tổn bị rỉ nước, nhiễm trùng cần uống thêm kháng sinh. Săn sóc da tại chỗ cũng rất quan trọng, bạn không nên dùng xà bông ở vùng da bệnh, nên để vùng đó thông thoáng hoặc có thể dùng thuốc tím pha loãng với nước ấm để ngâm sau khi qua cơn bộc phát.

Sau đó cần duy trì thuốc kháng histamine một thời gian và giảm dị ứng bằng Histaglobine, nếu có thể được.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Bài thuốc trị bệnh chàm

Tôi thường bị bệnh chàm tái phát, cứ phải đi khám, uống thuốc hoài. Y học cổ truyền có bài thuốc nào dùng cho người bệnh chàm hay không, nhờ nhà chuyên môn tư vấn giúp. Xin cám ơn !


Chàm là bệnh rất khó điều trị hết hẳn. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu.

Y học cổ truyền xem bệnh chàm thuộc phong độc, thường xảy ra sau khi người bệnh sử dụng những loại thực phẩm có tính chất phong như thịt vịt, cá biển, dùng thực phẩm hư thối, hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại.

Trong đông y có bài thuốc dùng chữa bệnh chàm, tùy mỗi người bệnh mà bài thuốc có tác dụng cải thiện bệnh ra sao. Bài thuốc gồm: cam thảo 4 gr, phòng phong, úc lý nhân (mỗi vị 8 gr), đương quy, bạch tiên bì, ngưu bàng tử, bạch tật lê, sài đất, độc hoạt, kim ngân hoa, bản lam căn (mỗi loại 12 gr), phù bình, bồ công anh (mỗi loại 10 gr), sinh địa 16 gr, hạ khô thảo, thổ phục linh (mỗi vị 20 gr).

Đem nấu uống 2 lần trong ngày (lưu ý là hỏi thêm hướng dẫn từ người có chuyên môn trước khi sử dụng). Ngoài ra, người có bệnh này cần để ý, sau khi dùng loại thực phẩm nào đó mà làm cho bệnh trở nặng hơn thì cần tránh thực phẩm đó (loại trừ tác nhân gây bệnh).

Tránh cho trẻ bị chàm

Chàm, còn gọi là eczema, thường xuất hiện ở một vùng da nào đó trên cơ thể trẻ như: mặt (đặc biệt là hai má, cằm), vùng đầu (sau tai, gáy) hoặc vùng bẹn, nách...

>> Bệnh chàm có những thể nào ?

Dấu hiệu thường thấy là vùng da này của trẻ bị mẩn đỏ, ngứa và có thể nổi những mụn nước nhỏ. Trẻ bị chàm thường hay quấy khóc, kém ngủ, kém bú vì khó chịu, dưới đây là những điều cần làm để phòng bệnh chàm cho trẻ.

Trẻ bị chàm ở mặt.

Tránh để da trẻ bị khô ráp. Trước tiên, nên hạn chế tắm rửa cho trẻ. Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ. Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho trẻ, bởi vì nước nóng là nhân tố làm da trẻ bị mất nước.

Sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ vào một chậu tắm riêng biệt. Điều này tránh cho trẻ phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng. Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho trẻ bằng nước ấm và đặt trẻ sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho trẻ.

Để cho làn da của trẻ được "thở" tự do bằng cách chọn chất liệu quần áo bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học. Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.

Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho trẻ để tránh hiện tượng dị ứng da ở trẻ; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng của trẻ.

Nên lưu ý để không làm xây xước vùng da bị chàm của trẻ. Nếu bị tổn thương, vùng da bị chàm dễ bị chảy máu, viêm nhiễm (lúc này gọi là chàm nhiễm trùng). Khi ấy, việc điều trị chàm nhiễm trùng sẽ khó khăn hơn và có thể để lại sẹo xấu cho cơ thể trẻ.

Nếu trẻ bước vào tuổi ăn dặm, nên lưu ý những loại thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ bao gồm: sữa bò, trứng, bột mì, đậu nành, lạc, cá, tôm, cua… Riêng với sữa bò, chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Với các loại thức ăn mới, nên cho trẻ làm quen trong một vài tuần để thử phản ứng cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, nên tạm thời ngừng lại và chờ cho đến khi trẻ lớn hơn.

Nếu chọn sữa hộp công thức, nên tránh những nhãn hiệu có thành phần đậu nành. Một số trẻ có biểu hiện dị ứng với sữa bò cũng có thể bị dị ứng với sữa có nguồn gốc từ đậu nành. Các nhà nghiên cứu Đức gợi ý, chế độ ăn nhiều bơ lạc, hoa quả (thuộc họ cam quýt) trong 4 tuần cuối của thai kỳ cũng có nguy cơ làm tăng tình trạng chàm ở trẻ dưới 2 tuổi.

Trẻ bị dị ứng dễ kèm theo triệu chứng tái phát của bệnh chàm. Một năm, trẻ có thể mắc bệnh chàm một vài lần hoặc tần suất tùy theo sự thay đổi thời tiết và thức ăn.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Điều trị bệnh chàm thể tạng

Chàm thể tạng (còn gọi là lác sữa) là một bệnh viêm da rất hay gặp ở trẻ em. Trẻ mắc bệnh này cần kiêng bú sữa bò và ăn trứng vì những thực phẩm đó làm bệnh nặng thêm.

Theo các bác sĩ da liễu, không nên cho trẻ bị chàm thể tạng nhập viện vì môi trường bệnh viện dễ làm cho bé bị nhiễm trùng.


>> Bệnh chàm và những điều cần biết

Bệnh có khuynh hướng xuất hiện nhiều trong những gia đình có người mắc phải các vấn đề về thể tạng như sốt theo mùa, hen hay viêm mũi dị ứng.

Đây là một hiện tượng viêm bì - thượng bì, nguyên nhân rất phức tạp. Biểu hiện lâm sàng điển hình là những mảng hồng ban có mụn nước, ngứa. Bệnh kéo dài. Người bị bệnh thường có phản ứng với một số chất gặp hằng ngày như bụi nhà, phấn hoa và thức ăn (sữa, trứng, đồ biển...).

Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu xuất hiện khi trẻ 3-6 tháng tuổi, với mảng hồng ban ở mặt (không có quanh miệng, mắt). Những mảng này tiến triển thành mụn nước, rịn nước và rất dễ bị nhiễm trùng thứ cấp. Bệnh nhân ngứa dữ dội, gãi ngay cả lúc ngủ. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên dùng những dung dịch đắp ướt lên vùng tổn thương. Tắm nước ấm sẽ làm cho bệnh nhân đỡ ngứa.

Khi các mảng này tróc vẩy, những đường nứt mờ không rõ, bệnh nhân cảm thấy ngứa vừa phải, đau như bị châm chích và có cảm giác bỏng. Lúc này, cần dùng các loại kem bôi lên vùng tổn thương đó.

Ở giai đoạn tiếp theo, các vùng tổn thương trở thành những mảng da dày, tăng sừng, có vết trầy xước. Mức độ ngứa từ vừa phải đến không chịu được. Bệnh nhân càng gãi, da càng dày. Để điều trị, cần dùng những loại mỡ tan sừng và cho bệnh nhân thuốc uống chống ngứa.

Trong giai đoạn này, không nên cho bệnh nhân tắm quá lâu để tránh làm khô da; cắt ngắn móng tay để trẻ khỏi gãi. Ngoài ra, có thể sử dụng các chất làm ẩm da, mặc cho trẻ quần áo nhẹ làm bằng sợi bông. Tránh các chất và vật dụng có thể gây dị ứng.

Chú ý:

- Nhớ dùng thuốc trong các đợt bệnh bộc phát. Điều quan trọng trong bệnh chàm là cắt đứt cái vòng luẩn quẩn: ngứa rồi gãi, càng gãi càng ngứa.

- Nếu bị nhiễm trùng thứ cấp, có thể dùng Ampicilline, Amoclavic. Ngoài ra, có thể dùng các vitamin A, B1, B2, B6, B12, PP, C, E; Fulseed, Cystine B6, Hyposulfene.

- Thuốc chống ngứa bao gồm: Pheramine 4 mg, Fastcet 10 mg hay Clarityl 10 mg. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định cụ thể.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Điều trị khi bị chàm

Ăn thức ăn lỏng nhẹ, kiêng muối trong đợt cấp, tránh dùng rượu chè, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống.

Nguyên tắc điều trị

- Tích cực tìm phản ứng nguyên để tránh.

- Kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da.

- Chú ý chế độ ăn : Ăn thức ăn lỏng nhẹ, kiêng muối trong đợt cấp, tránh dùng rượu chè, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống.

- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong đợt cấp, làm những việc thích hợp.

- Tránh dùng các loại thuốc mạnh, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng của bệnh nhân.

- Giải thích cho bệnh nhân không cọ, gãi, sát xà phòng, chích lể, hoặc bôi đắp lung tung.

Thuốc bôi toàn thân

Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà điều trị các thuốc bôi ngoài da cho phù hợp.

Thuốc bôi

- Giai đoạn cấp : Tẩm liệu tại chỗ bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1% Jarish, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế) sau đó ta dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết : Eosin, Milian, Nitrat bạc 0,25% -2%.

- Giai đoạn bán cấp : Dùng dạng kem như kem Corticoide, kem kháng sinh, hồ Brocq, dầu kẽm...

- Giai đoạn mạn : mỡ corticoide, mỡ salycylé, hắc ín, ichtyol.

Thuốc toàn thân

Những thuốc có tác dụng an thần, chống ngứa.

- Kháng Histamin: peritol, dimedrol, chlopheniramin, trexyl, allerry, astelong, histalong, hismanal.

- An thần : diazepam, seduxen.

Thuốc giải mẫn cảm

Vitamin C liều cao 1 đến 2gam/ ngày.

Vitamin liệu phòng : D 2, A, B2, B6, P, PP, F.

Khi hậu liệu pháp : Nghỉ ở vùng có nước suối khoáng hoặc ven biển.

Thuốc đông y

Corticoit có tác dụng nhanh nhưng dễ tái phát trở lại : nên chỉ dùng thuốc ở giai đoạn bán cấp và không nên kéo dài, dùng trong đợt : Viêm da tiếp xúc cấp điều trị ngắn ngày.

Giai đoạn cấp nên dùng kháng sinh để phòng bội nhiễm.