Hiển thị các bài đăng có nhãn thuoc-tri-cham. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuoc-tri-cham. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Thuốc điều trị bệnh chàm chứa hoạt chất clobetasol

Chỉ định của thuốc điều trị bệnh chàm chứa clobetasol
Chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa.

Trị liệu ngắn hạn viêm da đề kháng như bệnh vẩy nến, chàm khó trị, liken phẳng, Lupus đỏ dạng đĩa

>> Có thể điều trị tận gốc bệnh chàm?

Không dùng thuốc điều trị bệnh chàm chứa clobetasol với những trường hợp sau:

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Trẻ em dưới 12 tuổi.

Trứng cá đỏ, mụn trứng cá, viêm da quanh miệng, nhiễm virus da nguyên phát, nhiễm nấm, vi khuẩn.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh chàm chứa clobetasol

Với liều mỗi tuần ít hơn 50g ở người lớn, bất kỳ biểu hiện nào của tình trạng suy thượng thận cũng thường thoáng qua và hồi phục nhanh sau khi ngưng liệu pháp. Điều trị kéo dài với liều cao clobetasol tác dụng mạnh có thể gây teo da tại chổ như các vết nứt da, mỏng da, dãn các mạch máu bề mặt, đặc biệt là khi điều trị thuốc có băng kín hay trên vùng nếp gấp da.

Trong trường hợp hiếm gặp, điều trị (hoặc ngưng điều trị) bệnh vẩy nến bằng clobetasol được cho là đã khởi phát dạng mụn mủ của bệnh.

Thuốc thường được dung nạp tốt nhưng nếu có dấu hiệu quá mẫn, nên ngưng dùng thuốc ngay.

Cảm giác nóng, châm chích.

Ngứa, teo da, nứt da.

Khô da, viêm nang lông, phát ban dạng mụn, giảm sắc tố, bội nhiễm, viêm da dị ứng.

Chú ý thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị bệnh chàm clobetasol:

Tránh dùng kéo dài trên mặt, vùng sinh dục hay trực tràng, vùng da có nhiều nếp gấp, nách.

Không nên dùng thuốc điều trị clobetasol trên phạm vi rộng, kéo dài cho phụ nữ có thai.

Nên tránh điều trị liên tục dài ngày với thuốc, nếu có thể tránh được, đặc biệt ở trẻ em vì có thể xảy ra tình trạng ức chế tuyến thượng thận, ngay cả khi không băng kín vùng được bôi thuốc. Nếu cần thiết phải sử dụng clobetasol cho trẻ em, nên khám lại sau mỗi tuần.Cần lưu ý rằng tã lót của trẻ có tác dụng như khi băng kín vùng da được bôi thuốc.

Vùng mặt dễ bị teo da hơn các vùng da khác trên cơ thể khi điều trị kéo dài bằng clobetasol tác dụng tại chỗ mạnh. Cần ghi nhớ điều này khi điều trị các bệnh da như vẩy nến, lupus ban đỏ dạng đĩa và chàm nặng. Khi bôi clobetasol lên vùng da quanh mắt, cần phải thận trọng không để thuốc điều trị clobetasol dây vào mắt vì có thể gây glaucoma.

Khi các tổn thương viêm có nhiễm trùng, nên điều trị kháng sinh thích hợp. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, cần ngưng sử dụng thuốc điều trị clobetasol ngoài da và cần phải điều trị kháng sinh toàn thân thích hợp.

Khi băng kín vùng da được bôi clobetasol, da trở nên ấm và ẩm sẽ tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn phát triển, vì vậy cần phải rửa sạch vùng da trước khi bôi thuốc điều trị clobetaslo và đặt băng sạch lên trên.
Cách dùng thuốc điều trị clobetasol:

Bôi một lớp mỏng thuốc điều trị clobetasol lên vùng da bệnh một hoặc hai lần mỗi ngày. Nên ngưng điều trị ngay sau khi đạt hiệu quả mong muốn. Không nên điều trị liên tục quá 4 tuần mà không kiểm tra tình trạng bệnh nhân. Có thể lặp lại các đợt điều trị ngắn hạn bằng thuốc để kiểm soát các đợt bệnh trở trầm trọng. Nếu cần điều trị liên tục bằng corticoid, nên sử dụng dạng corticoid nhẹ hơn.

Với các tổn thương rất khó điều trị, đặc biệt ở vùng da dày sừng, tác dụng kháng viêm của thuốc điều trị clobetasol có thể được tăng cường, nếu xét thấy cần thiết, bằng cách băng kín vùng da được bôi thuốc một lớp mỏng polythene. Thường chỉ cần băng kín qua đêm là đủ mang lại đáp ứng mong muốn. Sau đó, bôi clobetasol không cần phải băng kín, thông thường bệnh vẫn có thể tiếp tục được cải thiện.

Tổng liều không quá 50g/tuần.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Có thể điều trị tận gốc bệnh chàm?

Bệnh chàm là bệnh da dị ứng có tính cách gia đình, thường hay tái phát.

>> Thuốc chữa bệnh chàm

Bệnh thường xuất hiện từ bé cho đến 12 tuổi, sau đó sẽ tự khỏi. Nếu không tự khỏi, bệnh nhân cần được điều trị sớm khi bệnh tái phát nhằm tránh để lại thẹo xấu. Riêng chàm ở bộ phận sinh dục là một bệnh khó điều trị vì nằm ở vùng kín trong cơ thể.

Sau khi điều trị đợt bộc phát của bệnh, bệnh nhân cần kiêng cữ những yếu tố có thể gây tái phát như thức ăn gây dị ứng... Bệnh có thể giải quyết dứt điểm và lâu dài trong một số trường hợp khi sử dụng thuốc Histaglobine. Cách điều trị này thành công phần lớn trong các trường hợp chàm thể tạng, nếu tái phát thì bệnh chỉ tái phát ở mức độ nhẹ và dễ điều trị.

Ngoài ra trong thư bạn có hỏi về vết rạn ở bẹn, đúng là do tác dụng phụ của thuốc corticoid. Bạn cần ngưng tất cả các loại thuốc này và ngay cả Fucicort cũng là thuốc có chứa corticoid, không nên sử dụng khi đã có tác dụng phụ. Bạn nên đi tái khám để được điều trị bằng sinh tố PP, thuốc kháng histamine...

Nếu thương tổn bị rỉ nước, nhiễm trùng cần uống thêm kháng sinh. Săn sóc da tại chỗ cũng rất quan trọng, bạn không nên dùng xà bông ở vùng da bệnh, nên để vùng đó thông thoáng hoặc có thể dùng thuốc tím pha loãng với nước ấm để ngâm sau khi qua cơn bộc phát.

Sau đó cần duy trì thuốc kháng histamine một thời gian và giảm dị ứng bằng Histaglobine, nếu có thể được.

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Thuốc chữa bệnh chàm

Với bệnh chàm và nhiều bệnh khác, việc chọn không đúng thuốc và dùng không đúng cách sẽ làm bệnh nặng thêm hoặc chí ít là không khỏi được. Có thể chia thuốc chữa chàm thành hai loại: thuốc dùng ngoài và dùng trong.

>> Chàm thể tạng ở trẻ em

1. Các thuốc dùng ngoài:

- Hồ nước: Dùng trong giai đoạn đầu, da mới đỏ, chảy nước ít, có tác dụng làm dịu da, đỡ ngứa. Sau 1-2 ngày, thay dạng thuốc khác.

- Dung dịch: Thường dùng dung dịch Jarish, natri clorid 0,9%; thuốc tím 0,001%; vioform 1%. Dùng trong giai đoạn chàm bán cấp. Dùng gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên nơi thương tổn. Không được dùng các dung dịch có axit boric cho trẻ em.

- Thuốc mỡ: Chỉ dùng trong giai đoạn chàm mạn tính. Việc dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp tính sẽ gây phản ứng mạnh.

Đối với thuốc bôi corticoid (có tác dụng chống viêm, ngứa), nên dùng dạng nhũ dịch có nước khi tổn thương không chảy nước hay giai đoạn bán cấp; dùng dạng mỡ ở giai đoạn mạn tính (da khô ráp, da dày có vảy). Trường hợp mạn tính phải dùng khá lâu dài (có thể từ 12-15 tuần). Nếu dùng lâu dài, corticoid có thể gây tai biến ở da.

2. Các thuốc dùng trong:

- Thuốc chống ngứa: Uống dung dịch natri bromid 2-3%, tiêm dung dịch novocain 1% dưới da, tĩnh mạch. Đơn giản hơn, nên dùng các thuốc kháng histamin. Có thể dùng cả thuốc an thần gây ngủ để chống ngứa về đêm.

- Thuốc chống bội nhiễm: Tùy theo tình trạng bội nhiễm, bác sĩ sẽ chọn lựa kháng sinh thích hợp.

Tóm lại, việc dùng thuốc cho bệnh chàm rất phức tạp. Bạn nên đi bác sĩ chuyên khoa da liễu khám kỹ một lần nữa để có đơn thuốc thích hợp. Nếu đúng là bạn mắc bệnh chàm, việc điều trị sẽ kéo dài, cần kiên trì chữa bệnh theo hướng dẫn của thầy thuốc.