Các bạn quan tâm đến bệnh chàm khô, sau đây tôi xin giới thiệu sơ lược về bệnh chàm hay nói cách khác là bệnh viêm da cơ địa. Các bạn đang xem bài viết cách chữa bệnh chàm khô
Lưu ý : Tài liệu này được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet, nên chỉ mang tính chất tham khảo, để rõ hơn về căn bệnh các bạn nên đến trung tâm hoặc tốt nhất là bệnh da liểu. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết.
Tham khảo 1 : Một bài viết trên phần sức khỏe của báo mới về cách chữa bệnh chàm khô.
Cháu 17 tuổi. Cách đây một năm, trên tay và lưng cháu xuất hiện những nốt sần như bị hắc lào nhưng ít ngứa và không có hình đồng xu giống hắc lào. Khi đi khám, bác sĩ da liễu nói cháu bị chàm khô và cho bôi thuốc ngoài da được một thời gian nhưng không khỏi.
Mỗi lần bôi thuốc cháu lại thấy vùng da nổi sẩn, ngứa hơn và đến bây giờ lại bị loang da chỗ khác (tuy không nhiều), chỉ thi thoảng khi thời tiết hanh khô và những lúc đổ nhiều mồ hôi, cháu mới thấy ngứa, lúc gãi những vết sẩn đó mới hiện ra rõ hơn, bình thường chạm tay vào thấy như bị nổi da gà. Xin hỏi bác sĩ những triệu chứng của cháu là bệnh gì và nên dùng thuốc nào để chữa trị?
Trả lời:
Những biểu hiện mà bạn mô tả là do bị chàm khô. Chàm khô là tình trạng viêm da do da quá khô và nứt nẻ, thường là do dị ứng và cơ địa. Việc điều trị chỉ giúp hồi phục tình trạng da, và tránh tái phát bằng cách không tiếp xúc với dị ứng nguyên chứ không chữa được tận gốc.
Bệnh thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông. Thời tiết hanh khô và đổ mồ hôi là một trong những nguyên nhân gây da khô ngứa và viêm da.Tùy vào giai đoạn và tình trạng da mà có các chỉ định dùng thuốc khác nhau.
- Ở giai đoạn cấp: Da có tình trạng viêm cấp biểu hiện hồng ban, phù nề tiết dịch và đóng mài; bôi dung dịch sát trùng như Milian, Eosin 2%.
- Giai đoạn bán cấp: Khi da khô nứt, dùng thuốc bôi dạng kem có corticoid nhẹ như Ellome, Eumovat nhưng không dùng kéo dài và ngưng sau khi sang thương khỏi (khoảng 2 tuần).
-Giai đoạn khô da: Dùng các thuốc bôi làm mềm và chống khô da như Ellgy, Softyna.
Để tránh bệnh tái phát, bạn cần:
- Tránh không tắm nhiều bằng nước nóng với xà phòng.
- Không tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, như nước rửa chén, hóa chất.
- Không ăn các thức ăn gây kích thích, dị ứng như rượu bia, thức ăn chua cay, cá biển, tôm cua…
- Hạn chế cào gãi khi ngứa, có thể dùng thuốc kháng histamine uống để giảm ngứa.
- Dùng các dung dịch tẩy rửa nhẹ để tắm hoặc rửa tay như Saforell, phytogel, cetaphil lotion…
Nếu bạn đã khám ở bác sĩ da liễu nhưng khi bôi thuốc bị ngứa và nổi sẩn, cũng có thể do bạn dị ứng với một trong những dung môi của thuốc. Bạn nên đến khám lại ở Bệnh viện Da liễu để được theo dõi và điều trị.
Một dẫn chứng về cách chữa bệnh chàm khô khác trên một diễn đàn :
Tôi bị mắc bệnh này đã mấy năm ở đầu ngón tay, đi khám da liễu bác sỹ kê thuốc chữa bệnh CHÀM KHÔ (eczema chronique) và đã cho thuốc.
Triệu chứng là đầu ngón tay cứng lại như sừng, thỉnh thoảng bị nứt, không quá đau nhưng rất khó chịu. Mỗi lần bôi thuốc trị thì nó chỉ mềm lại lúc mới bôi thuốc, sau đó thuốc khô rồi thì còn khó chịu hơn, cảm giác như một lớp da ngoài co cứng lại tách hẳn lớp thịt bên trong, ấn mạnh nó lún lên lún xuống nhìn rất buồn cười.
Thành ra tôi không bôi thuốc thường xuyên lắm, thử khám và bôi mấy loại thuốc đều không thấy khỏi. Mặc dù tôi kiêng động đến xà phòng và chất tẩy rửa một cách tối đa vẫn chẳng xử lý dứt điểm được.
Vậy nếu ai có bí quyết điều trị nào xin thỉnh giáo với ạ?
Trả lời :
Chị V ơi, hôm nọ em đọc đc một bài báo nó dạy là lấy khoai tây, rửa thật sạch, rồi giã nát với tỏi, lấy gạc đắp để khoảng 3 ngày (cái này thì hơi khó ấy nhỉ).
Cho đến khi khô thì bóc ra, cứ thế mấy lần là khỏi. Nhưng mà em chưa thử vì buộc thế thì còn gõ bàn phím thế quái nào đc nữa, em bôi bừa bằng kem nghệ thì thấy cũng đỡ đỡ. chị cũng thử xem sao!
Lưu ý : Tài liệu này được tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet, nên chỉ mang tính chất tham khảo, để rõ hơn về căn bệnh các bạn nên đến trung tâm hoặc tốt nhất là bệnh da liểu. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết.
Tham khảo 1 : Một bài viết trên phần sức khỏe của báo mới về cách chữa bệnh chàm khô.
Cháu 17 tuổi. Cách đây một năm, trên tay và lưng cháu xuất hiện những nốt sần như bị hắc lào nhưng ít ngứa và không có hình đồng xu giống hắc lào. Khi đi khám, bác sĩ da liễu nói cháu bị chàm khô và cho bôi thuốc ngoài da được một thời gian nhưng không khỏi.
Mỗi lần bôi thuốc cháu lại thấy vùng da nổi sẩn, ngứa hơn và đến bây giờ lại bị loang da chỗ khác (tuy không nhiều), chỉ thi thoảng khi thời tiết hanh khô và những lúc đổ nhiều mồ hôi, cháu mới thấy ngứa, lúc gãi những vết sẩn đó mới hiện ra rõ hơn, bình thường chạm tay vào thấy như bị nổi da gà. Xin hỏi bác sĩ những triệu chứng của cháu là bệnh gì và nên dùng thuốc nào để chữa trị?
Trả lời:
Những biểu hiện mà bạn mô tả là do bị chàm khô. Chàm khô là tình trạng viêm da do da quá khô và nứt nẻ, thường là do dị ứng và cơ địa. Việc điều trị chỉ giúp hồi phục tình trạng da, và tránh tái phát bằng cách không tiếp xúc với dị ứng nguyên chứ không chữa được tận gốc.
Bệnh thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông. Thời tiết hanh khô và đổ mồ hôi là một trong những nguyên nhân gây da khô ngứa và viêm da.Tùy vào giai đoạn và tình trạng da mà có các chỉ định dùng thuốc khác nhau.
- Ở giai đoạn cấp: Da có tình trạng viêm cấp biểu hiện hồng ban, phù nề tiết dịch và đóng mài; bôi dung dịch sát trùng như Milian, Eosin 2%.
- Giai đoạn bán cấp: Khi da khô nứt, dùng thuốc bôi dạng kem có corticoid nhẹ như Ellome, Eumovat nhưng không dùng kéo dài và ngưng sau khi sang thương khỏi (khoảng 2 tuần).
-Giai đoạn khô da: Dùng các thuốc bôi làm mềm và chống khô da như Ellgy, Softyna.
Để tránh bệnh tái phát, bạn cần:
- Tránh không tắm nhiều bằng nước nóng với xà phòng.
- Không tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, như nước rửa chén, hóa chất.
- Không ăn các thức ăn gây kích thích, dị ứng như rượu bia, thức ăn chua cay, cá biển, tôm cua…
- Hạn chế cào gãi khi ngứa, có thể dùng thuốc kháng histamine uống để giảm ngứa.
- Dùng các dung dịch tẩy rửa nhẹ để tắm hoặc rửa tay như Saforell, phytogel, cetaphil lotion…
Nếu bạn đã khám ở bác sĩ da liễu nhưng khi bôi thuốc bị ngứa và nổi sẩn, cũng có thể do bạn dị ứng với một trong những dung môi của thuốc. Bạn nên đến khám lại ở Bệnh viện Da liễu để được theo dõi và điều trị.
Một dẫn chứng về cách chữa bệnh chàm khô khác trên một diễn đàn :
Tôi bị mắc bệnh này đã mấy năm ở đầu ngón tay, đi khám da liễu bác sỹ kê thuốc chữa bệnh CHÀM KHÔ (eczema chronique) và đã cho thuốc.
Triệu chứng là đầu ngón tay cứng lại như sừng, thỉnh thoảng bị nứt, không quá đau nhưng rất khó chịu. Mỗi lần bôi thuốc trị thì nó chỉ mềm lại lúc mới bôi thuốc, sau đó thuốc khô rồi thì còn khó chịu hơn, cảm giác như một lớp da ngoài co cứng lại tách hẳn lớp thịt bên trong, ấn mạnh nó lún lên lún xuống nhìn rất buồn cười.
Thành ra tôi không bôi thuốc thường xuyên lắm, thử khám và bôi mấy loại thuốc đều không thấy khỏi. Mặc dù tôi kiêng động đến xà phòng và chất tẩy rửa một cách tối đa vẫn chẳng xử lý dứt điểm được.
Vậy nếu ai có bí quyết điều trị nào xin thỉnh giáo với ạ?
Trả lời :
Chị V ơi, hôm nọ em đọc đc một bài báo nó dạy là lấy khoai tây, rửa thật sạch, rồi giã nát với tỏi, lấy gạc đắp để khoảng 3 ngày (cái này thì hơi khó ấy nhỉ).
Cho đến khi khô thì bóc ra, cứ thế mấy lần là khỏi. Nhưng mà em chưa thử vì buộc thế thì còn gõ bàn phím thế quái nào đc nữa, em bôi bừa bằng kem nghệ thì thấy cũng đỡ đỡ. chị cũng thử xem sao!