Hiển thị các bài đăng có nhãn Phòng chống bệnh chàm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phòng chống bệnh chàm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Bệnh chàm và những điều cần biết

Chàm là một bệnh da dị ứng, xuất hiện do phản ứng viêm của biểu bì ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh hay gặp ở trẻ 2-4 tháng tuổi, có thể mang tính chất gia đình.

>> Bệnh Chàm là gì ?

Bệnh chàm thường diễn biến qua 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn cấp tính: Triệu chứng chính là các mụn nước chi chít tập trung trên một nền da đỏ, phù nề do bị viêm, ngứa nhiều vùng tổn thương. Sau đó các mụn nước này vỡ ra và chảy nước có màu vàng.

Giai đoạn bán cấp: Hiện tượng chảy nước vàng giảm dần, da bắt đầu hết phù, bớt đỏ.

Giai đoạn mạn tính: Các giai đoạn cấp và bán cấp kéo dài khoảng vài tháng. Nếu không được điều trị đúng thuốc, bệnh không khỏi sẽ trở thành mạn tính. Triệu chứng ngứa tăng lên, vì vậy bệnh nhân gãi nhiều làm cho da bị viêm, dày cộm, nếp da sâu xuống gọi là "giếng chàm". Các giếng chàm gây ngứa rất nhiều, nhất là ở trẻ em, làm cho các cháu quấy khóc nhiều về đêm. Nhiều bệnh nhân gãi đến mức gây chảy máu.

Các thể lâm sàng


Chàm thể tạng: Bao gồm 2 loại chính.

Chàm thể tạng ở trẻ em: Thường gặp ở trẻ đang bú mẹ, có thể gặp ngay những tháng đầu mới sinh, cũng có thể 2 hay 3 tháng tuổi. Tổn thương thường xuất hiện ở hai má, cằm, trán, mũi. Mụn nước sắp xếp thành từng đám, ranh giới không rõ ràng.

Chàm thể tạng ở người lớn: Bệnh có thể xuất hiện từ lúc nhỏ và dai dẳng đến tuổi trưởng thành; hoặc xuất hiện ở người trưởng thành trước đó chưa bị chàm lần nào. Vị trí hay gặp là mặt, lan ra cổ, thân mình, chân tay, các nếp gấp như vùng khoeo chân. Bệnh nhân có mụn nước, ngứa.

Chàm nhiễm khuẩn: Loại này có thể xuất hiện xung quanh các vết thương, vết bỏng, vết loét do giãn tĩnh mạch bị nhiễm khuẩn. Các vết chàm này hình dạng có bờ rõ, trên bề mặt của chúng có vảy tiết, dưới chúng là lớp da đỏ ướt và kèm theo những mụn nước tiết dịch.

Chàm da mỡ: Thường gặp ở người có da tăng tiết mỡ (tăng tiết chất bã), thường gặp ở vùng trước ngực, sau lưng, nhất là vùng ranh giới giữa hai xương bả vai, da đầu...

Chàm tiếp xúc: Do tiếp xúc với dị nguyên, hay gặp nhất trong một số nghề nghiệp như dệt len, thuộc da, công nghệ nhựa... Bệnh ở những người làm nghề trên gọi là bệnh nghề nghiệp. Loại chàm này còn gặp ở một số người bị dị ứng với chất cao su (đi dép cao su, dây rút quần bằng chất liệu cao su), da (dây đeo đồng hồ), nhựa (đi dép nhựa)...

Những trường hợp nghi chàm cần được khám kỹ và khi có điều kiện, nên xác định nguyên nhân gây chàm (dị nguyên) để việc điều trị thuận lợi hơn. Trong những trường hợp bị chàm tiếp xúc, cần loại bỏ chất gây nên bệnh chàm, ví dụ bị chàm do dây chun quần thì có thể thay bằng dây vải... Những trường hợp bị chàm nghề nghiệp nếu thay đổi được nghề thì nên thay đổi, hoặc chuyển làm các công việc không tiếp xúc trực tiếp với chất gây bệnh.

Nguyên tắc điều trị tại chỗ là dùng thuốc chống viêm, thuốc hút dịch và làm giảm ngứa cho bệnh nhân. Trong trường hợp chàm nhiễm khuẩn, nên cho thêm kháng sinh bôi tại chỗ. Đối với trẻ bị chàm nặng, nên cân nhắc trong việc cho thuốc an thần, kháng histamin (ví dụ sirô phenergan) để hạn chế ngứa gây khó chịu cho bệnh nhân.

Phòng chống bệnh chàm như thế nào

Thăm khám hỏi kỹ về tiền sử bệnh để tìm nguyên nhân, điều trị nguyên nhân là vấn đề lý tưởng của bệnh chàm, chẩn đoán đúng cũng là một phương pháp điều trị tích cực và điều trị đúng theo từng giai đoạn của bệnh.

1. Phòng bệnh cấp 0: là biện pháp nhằm loại trừ yếu tố nguy cơ hoặc không cho yếu tố nguy cơ xuất hiện, bao gồm các biện pháp tổ chức xã hội. Như tổ chức khám và phát hiện bệnh, phát hiện nguyên nhân bệnh để ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh. Giải quyết vấn đề môi trường, như các bệnh nghề nghiệp, chất xúc tác liên quan đến cơ địa của những người có cơ địa dị ứng.

2. Phòng bệnh cấp 1: là áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho người khỏe khỏi mắc bệnh, phòng bệnh tích cực cho bệnh nhân khi chưa bị bệnh: phải có một cơ thể khỏe mạnh, dinh dưỡng tốt, kiêng những thức ăn đồ dùng kích thích: rượu chè, cà phê, thuốc lá, thức ăn sống. Không tiếp xúc với những chất dể gây dị ứng.

3. Phòng bệnh cấp 2 : Tăng cường phát hiện bệnh và giải quyết sớm các bệnh tật, điều trị bệnh đúng và có hiệu quả, hạn chế chuyển sang thể nặng, tàn phế.

Thăm khám hỏi kỹ về tiền sử bệnh để tìm nguyên nhân, điều trị nguyên nhân là vấn đề lý tưởng của bệnh chàm, chẩn đoán đúng cũng là một phương pháp điều trị tích cực và điều trị đúng theo từng giai đoạn của bệnh.

Tránh dùng các loại thuốc nặng, trước khi điều trị cần thăm dò phản ứng da của bệnh nhân. Giải thích cho bệnh nhân hiểu và hướng dẫn bệnh nhân phối hợp với thầy thuốc, phòng bệnh tích cực ngay cả khi đang điều trị, điều trị tốt cũng là một biện pháp phòng bệnh, giải thích cho bệnh nhân chế độ nghỉ ngơi ăn uống, những điều cần tránh khi đang bị bệnh và ngay cả khi lành bệnh.

4. Phòng bệnh cấp 3: Là việc áp dụng các biện pháp làm giảm và hạn chế tàn phế và phục hồi chức năng.