Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh chàm là do "tà độc thấp nhiệt" xâm phạm vào kinh túc quyết âm can gây nên.
Phép chữa chủ yếu là sử dụng những phương thuốc uống trong, có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết và thanh trừ thấp nhiệt ở kinh can, để giải độc, điều hòa khí huyết và cơ năng của tạng phủ bên trong cơ thể.
Kết hợp với những loại thuốc rửa, thuốc bôi có tác dụng sát khuẩn, dưỡng da và chống ngứa để rửa và bôi vào vùng da ở âm nang.
>> Bệnh Chàm là gì ?
Trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng một số loại thuốc nam tương đối thông dụng dưới đây để chữa:
Thuốc uống trong
Đối với những người khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường, chỉ bị mọc mụn và ngứa, chảy nước ở nơi tổn thương, tùy theo điều kiện có thể lựa chọn một trong các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp dưới đây để chữa:
Bài 1: Kim ngân hoa 16g (nếu không có hoa, có thể dùng dây kim ngân 30g thay thế), thổ phục linh 30g, vỏ cây núc nác 16g, cỏ thanh ngâm 20g. Tất cả các vị thuốc cho vào nồi, đổ ngập nước trên mặt thuốc 2-3cm, đun sôi, giữ nhỏ lửa 15-20 phút, chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói.
Bài 2: Thổ phục linh 16g, khổ sâm lá 12g, vỏ núc nác 12g, hạ khô thảo 12g, nhân trần 20g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa (sao vàng) 12g, cam thảo 6g. Tất cả các vị thuốc cho vào nồi, đổ ngập nước trên mặt thuốc 2-3cm, đun sôi, giữ nhỏ lửa 15-20 phút, chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói.
Đối với những người bị chàm có kèm theo một số chứng trạng bệnh lý toàn thân, như người mệt mỏi, da nhợt nhạt, tiêu hóa kém, bụng và sườn đầy trướng, chán ăn, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền tế (nhỏ nhưng căng như dây đàn), dùng bài thuốc sau: Đẳng sâm 12g, bạch truật (sao) 10g, sinh địa 12g, ý dĩ nhân 10g, thổ phục linh 10g, trần bì (vỏ quýt để lâu ngày) 6g, kinh giới (cành và lá) 10g, cúc hoa 10g, cam thảo 6g. Sắc với 1.000ml nước, đun cạn còn 450ml, chia thành 3 phần, uống vào buổi sáng, trưa và chiều tối, lúc đói bụng. Có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết và thanh trừ thấp nhiệt.
Thuốc rửa: Tùy theo điều kiện, có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Xuyên tiêu 30g, hoa cây chổi xuể 20g, hành sống (dùng toàn cây – cả rễ, củ và lá) 10 củ, cho vào nồi đất, đổ ngập nước, đun sôi khoảng 5 phút, đem xông âm nang, lúc nước thuốc nguội thì dùng để rửa chỗ bị chàm.
Bài 2: Vỏ cây hòe 50g, vỏ cây núc nác 50g, hương nhu 30g, khổ sâm lá 30g. Đun sôi kỹ, dùng để rửa chỗ da bị chàm.
Thuốc bôi
Bài 1 (thuốc mỡ chế từ quả phi lao): Quả phi lao khô 300g, tóc rối 20g, ôxit kẽm 10g, dầu lạc hay dầu dừa 50ml. Cách chế: Quả phi lao và tóc rối thiêu tồn tính (đốt thành than nhưng không thành tro), nghiền thành bột mịn, trộn đều với ôxít kẽm, sau đó rót từ từ dầu lạc hoặc dầu dừa vào, đánh đều thành thuốc mỡ, dùng để bôi chỗ da bị bệnh, ngày bôi 2-3 lần.
Bài 2 (chế từ hạt máu chó): Hạt máu chó rang giòn, tán thành bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào chỗ da bị chàm.
Lưu ý: Trước khi bôi thuốc, cần rửa kỹ vết chàm và dùng khăn khô thấm cho ráo nước.
Phép chữa chủ yếu là sử dụng những phương thuốc uống trong, có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết và thanh trừ thấp nhiệt ở kinh can, để giải độc, điều hòa khí huyết và cơ năng của tạng phủ bên trong cơ thể.
Kết hợp với những loại thuốc rửa, thuốc bôi có tác dụng sát khuẩn, dưỡng da và chống ngứa để rửa và bôi vào vùng da ở âm nang.
>> Bệnh Chàm là gì ?
Trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng một số loại thuốc nam tương đối thông dụng dưới đây để chữa:
Thuốc uống trong
Đối với những người khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường, chỉ bị mọc mụn và ngứa, chảy nước ở nơi tổn thương, tùy theo điều kiện có thể lựa chọn một trong các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp dưới đây để chữa:
Bài 1: Kim ngân hoa 16g (nếu không có hoa, có thể dùng dây kim ngân 30g thay thế), thổ phục linh 30g, vỏ cây núc nác 16g, cỏ thanh ngâm 20g. Tất cả các vị thuốc cho vào nồi, đổ ngập nước trên mặt thuốc 2-3cm, đun sôi, giữ nhỏ lửa 15-20 phút, chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói.
Bài 2: Thổ phục linh 16g, khổ sâm lá 12g, vỏ núc nác 12g, hạ khô thảo 12g, nhân trần 20g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa (sao vàng) 12g, cam thảo 6g. Tất cả các vị thuốc cho vào nồi, đổ ngập nước trên mặt thuốc 2-3cm, đun sôi, giữ nhỏ lửa 15-20 phút, chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói.
Đối với những người bị chàm có kèm theo một số chứng trạng bệnh lý toàn thân, như người mệt mỏi, da nhợt nhạt, tiêu hóa kém, bụng và sườn đầy trướng, chán ăn, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền tế (nhỏ nhưng căng như dây đàn), dùng bài thuốc sau: Đẳng sâm 12g, bạch truật (sao) 10g, sinh địa 12g, ý dĩ nhân 10g, thổ phục linh 10g, trần bì (vỏ quýt để lâu ngày) 6g, kinh giới (cành và lá) 10g, cúc hoa 10g, cam thảo 6g. Sắc với 1.000ml nước, đun cạn còn 450ml, chia thành 3 phần, uống vào buổi sáng, trưa và chiều tối, lúc đói bụng. Có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết và thanh trừ thấp nhiệt.
Thuốc rửa: Tùy theo điều kiện, có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Xuyên tiêu 30g, hoa cây chổi xuể 20g, hành sống (dùng toàn cây – cả rễ, củ và lá) 10 củ, cho vào nồi đất, đổ ngập nước, đun sôi khoảng 5 phút, đem xông âm nang, lúc nước thuốc nguội thì dùng để rửa chỗ bị chàm.
Bài 2: Vỏ cây hòe 50g, vỏ cây núc nác 50g, hương nhu 30g, khổ sâm lá 30g. Đun sôi kỹ, dùng để rửa chỗ da bị chàm.
Thuốc bôi
Bài 1 (thuốc mỡ chế từ quả phi lao): Quả phi lao khô 300g, tóc rối 20g, ôxit kẽm 10g, dầu lạc hay dầu dừa 50ml. Cách chế: Quả phi lao và tóc rối thiêu tồn tính (đốt thành than nhưng không thành tro), nghiền thành bột mịn, trộn đều với ôxít kẽm, sau đó rót từ từ dầu lạc hoặc dầu dừa vào, đánh đều thành thuốc mỡ, dùng để bôi chỗ da bị bệnh, ngày bôi 2-3 lần.
Bài 2 (chế từ hạt máu chó): Hạt máu chó rang giòn, tán thành bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào chỗ da bị chàm.
Lưu ý: Trước khi bôi thuốc, cần rửa kỹ vết chàm và dùng khăn khô thấm cho ráo nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét